Trưởng và phó ban giám sát chương trình xây dựng thủ đô mới của Indonesia bất ngờ từ chức, gây nghi vấn về dự án trị giá 32 tỷ USD.
Nusantara, thủ đô mới của Indonesia, đang được xây dựng trong khu vực rừng rậm ở Đông Kalimantan ở đảo Borneo nhằm thay thế Jakarta, đô thị 10 triệu dân đang quá tải vì chật chội, ùn tắc giao thông nghiêm trọng, ngập lụt và sụt lún kéo dài.
Tuy nhiên, Trưởng ban Thư ký Nhà nước Pratikno hồi đầu tuần cho hay Tổng thống Indonesia đã bổ nhiệm bộ trưởng Công trình công cộng và Nhà ở cùng một thứ trưởng Nông nghiệp làm quyền trưởng và phó trưởng ban giám sát dự án xây dựng thủ đô Nusantara, sau khi hai quan chức hàng đầu của ban giám sát bất ngờ từ chức.
Ông Pratikno cho hay quyết định bổ nhiệm sẽ thúc đẩy tiến độ xây dựng và quyết định từ chức của hai lãnh đạo hàng đầu dự án đã được thảo luận từ lâu.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cam kết dự án phát triển thủ đô mới sẽ tiếp tục được thực hiện "theo đúng tầm nhìn chung đã đề ra".
Bambang Susantono, cựu quan chức Ngân hàng Phát triển châu Á, người vừa từ chức trưởng ban, cùng phó ban là Dhony Rahajoe, kiến trúc sư, người có nhiều năm kinh nghiệm trong phát triển bất động sản, chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Chính phủ Indonesia đang chạy đua xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ công tác chuyển 12.000 công chức đầu tiên tới thủ đô mới vào tháng 9. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị trì hoãn hai lần và dự án đang thiếu nguồn tài trợ tư nhân.
"Quyết định từ chức của hai lãnh đạo cao nhất sẽ khiến người ta đặt câu hỏi về dự án", Arya Fernandes, chuyên gia phân tích tại Trunug tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Indonesia, nói. "Làm thế nào chính phủ Indonesia có thể thuyết phục các nhà đầu tư rằng dự án không có vấn đề gì".
Bộ trưởng Công trình Công cộng Basuki Hadimuljono trong cuộc họp báo hồi đầu tuần cho hay trở ngại của dự án là quyền sở hữu đất tại thủ đô mới, đồng thời cam kết chính phủ sẽ sớm đưa ra quyết định để giải quyết tình trạng này.
"Dù là bán, cho thuê hay hợp tác đầu tư giữa chính phủ và doanh nghiệp, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ để các nhà đầu tư không còn hoài nghi", ông nói.
Ông Jokowi, người đã đảm nhận hai nhiệm kỳ, ngày 4/6 tới Nusantara tham dự một số sự kiện, trong đó có khánh thành trường học ở thủ đô mới.
Lễ kỷ niệm quốc khánh Indonesia ngày 17/8 sẽ được tổ chức ở đây, trước khi ông Jokowi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 10. Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto, đồng minh của ông Jokowi, cam kết tiếp tục phát triển dự án.
Hồng Hạnh (Theo CNN)
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ ngày 13-19/2.
Ngày 21-10, quân đội Israel tiết lộ nhóm vũ trang Hezbollah đã cất giấu hàng trăm triệu USD tiền mặt và vàng trong boongke được xây dựng bên dưới một bệnh viện ở thủ đô Beirut, Lebanon.
Thuyền viên người Việt mắc vào lưới đánh cá và rơi xuống biển, nhưng thuyền trưởng ra lệnh tiếp tục đánh bắt, khiến người này thiệt mạng.
Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa và Đại tướng Mao Sophan mong muốn thời gian tới, quan hệ giữa quân đội Việt Nam-Campuchia sẽ ngày càng phát triển
Phe cực hữu Pháp đang nhắm tới cơ hội thành lập chính phủ sau khi được dự báo giành chiến thắng vòng đầu tiên trong kỳ bầu cử quốc hội sớm.
Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng một số tên lửa hành trình ra Hoàng Hải vào khoảng 4h sáng 2/9, chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ kết thúc cuộc tập trận lớn thường niên.
Hàn Quốc thông báo đã phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của nước này lên quỹ đạo từ một căn cứ Mỹ ở bang California.
Ukraine ký thỏa thuận về UAV với Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển nỗ lực hạ nhiệt 'lửa giận' từ vụ đốt kinh Quran, một số nước sơ tán công dân khỏi Niger … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 10-17/6.