Hàn Quốc thông báo đã phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của nước này lên quỹ đạo từ một căn cứ Mỹ ở bang California.
Vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự của Hàn Quốc được thực hiện lúc 10h19 ngày 1/12 (1h19 ngày 2/12 giờ Hà Nội) từ căn cứ không quân Vandenberg ở bang California, Mỹ. Tên lửa đẩy được sử dụng là Falcon 9 của Tập đoàn SpaceX do tỷ phú Elon Musk đồng sáng lập.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 2/12 cho biết vệ tinh vào quỹ đạo khoảng 4 phút sau khi phóng và đã liên lạc thành công với trạm mặt đất lúc 11h37, đồng nghĩa thiết bị hoạt động bình thường. Với quỹ đạo cách Trái đất 400-600 km, vệ tinh có thể quan sát vật thể nhỏ tới 30 cm.
Đây là vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên do Hàn Quốc sản xuất. Seoul dự kiến phóng thêm 4 vệ tinh trinh sát nữa trước cuối năm 2025 để củng cố khả năng giám sát Triều Tiên.
Giới chức Triều Tiên chưa bình luận về diễn biến.
Động thái diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi Triều Tiên thông báo đưa thành công vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 lên quỹ đạo đêm 21/11. Truyền thông Triều Tiên sau đó đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã xem ảnh do vệ tinh chuyển về, trong đó có ảnh chụp căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.
"Hàn Quốc đến lúc này vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các vệ tinh của Mỹ khi cần giám sát Triều Tiên", Choi Gi-il, giáo sư nghiên cứu quân sự tại Đại học Sangji, Hàn Quốc, nói.
Hàn Quốc từng phóng thành công vệ tinh liên lạc quân sự. Trong khi đó, phóng vệ tinh trinh sát quân sự mất nhiều thời gian hơn bởi rào cản công nghệ. Sau khi Triều Tiên phóng thành công vệ tinh trinh sát của mình, "chính phủ Hàn Quốc cần chứng minh họ cũng có thể làm được điều này", giáo sư Choi bổ sung.
Như Tâm (Theo Yonhap, AFP)
Ngày 20-11, Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kiev, Ukraine thông báo đóng cửa sau khi nhận được thông tin có thể xảy ra một cuộc không kích lớn vào 20-11.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren ngày 31/1 thông báo nước này có kế hoạch điều tàu khu trục HNLMS Tromp tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tăng cường an ninh hàng hải.
Nga chỉ trích Mỹ đạo đức giả khi Washington phản đối cuộc điều tra của ICC nhằm vào Israel nhưng lại ủng hộ tòa này phát lệnh bắt Tổng thống Putin.
Video khoảnh khắc hệ thống phòng không Buk-M1 đánh chặn cuộc tấn công từ tên lửa HIMARS của Ukraine. Lực lượng phòng không Nga ngăn chặn một trong những nỗ lực mới nhất của chính quyền Kiev nhằm sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp trên chiến trường. Theo đó, quân Nga sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không Buk-M1 đánh chặn thành công hai tên lửa HIMARS do binh sĩ Ukraine bắn ở khu vực Nam Donetsk. Theo chỉ huy lực lượng phòng không Nga, họ phải hành...
Vừa qua, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã gặp Giáo sư, Viện sỹ A.V. Torkunov, Hiệu trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO). Cùng dự có ông Malgin, Phó Hiệu trưởng và bà Koldunova, Giám đốc Trung tâm ASEAN.
Nhiều sự kiện văn hóa, ẩm thực đặc sắc đã được lồng ghép trong Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Việt Nam (1945-2023) và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Malaysia (1973-2023) tại Malaysia.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 18/10 tuyên bố, Moscow đang củng cố biên giới phía Tây nước này để chuẩn bị cho việc máy bay tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất được cung cấp cho Ukraine vào đầu năm 2024.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tới Nga, từ ngày 18/9 để đàm phán về an ninh.
Hôm nay, 11/2, Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiến sĩ Kao Kim Hourn bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Ấn Độ.