Ngày 30-6, cử tri Pháp bắt đầu đi bỏ phiếu quốc hội vòng đầu tiên. Cuộc bầu cử được dự đoán có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử chính trị Pháp.
Đây là cuộc bầu cử có khả năng một lần nữa trao quyền cho phe cực hữu kể từ Thế chiến 2, từ đó dẫn tới sự thay đổi ngoạn mục trong chính trường Pháp và cục diện chính trị Liên minh châu Âu.
Các điểm bỏ phiếu bắt đầu mở cửa vào 8h (giờ địa phương) ngày 30-6 và kết thúc sau 10-12 tiếng, tùy từng khu vực cụ thể.
Cuộc bầu cử diễn ra theo hai vòng, với vòng đầu tiên bắt đầu ngày 30-6. Để thắng cử ngay từ vòng 1, ứng cử viên phải đạt được từ 50% số phiếu bầu trở lên và số phiếu phải bằng 25% số cử tri đã đăng ký tại khu vực bầu cử.
Các trường hợp trúng cử ngay từ vòng đầu tiên thường rất hiếm khi xảy ra, vì vậy các ứng cử viên còn lại phải tiếp tục tranh cử tại vòng 2.
Hãng tin AP ước tính sẽ có khoảng 49,5 triệu cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếu tại hai vòng để chọn ra 577 thành viên Quốc hội.
Tuy nhiên, trước khi cuộc bầu cử chính thức kết thúc vào ngày 7-7, việc dự đoán chính xác kết quả bỏ phiếu chung cuộc là điều gần như không thể vì mức độ phức tạp của quy trình bầu cử, theo Hãng tin Reuters.
Cuộc bầu cử sớm này xuất phát từ quyết định bất ngờ ngày 9-6 của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Cụ thể, Tổng thống Macron đã tuyên bố giải thể Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử sớm, sau khi Đảng Mặt trận quốc gia do bà Marine Le Pen lãnh đạo theo đường lối cực hữu đánh bại liên minh ôn hòa của ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cùng ngày 9-6.
Kết quả bỏ phiếu dự kiến sẽ tác động đến thị trường tài chính châu Âu, khoản viện trợ phương Tây dành cho Ukraine và cả vấn đề an ninh quốc phòng của Pháp.
Bên cạnh đó, kết quả cuối cùng có thể trao cơ hội cho Đảng Mặt trận quốc gia của bà Marine Le Pen nắm quyền sau nhiều năm đứng bên lề, đồng nghĩa với sức ảnh hưởng của Tổng thống Macron sẽ suy giảm trong ba năm còn lại của nhiệm kỳ.
Quân đội Israel thừa nhận nhóm binh sĩ nước này đã vi phạm nguyên tắc khi trói nghi phạm Palestine bị thương trên nắp capo xe quân sự trong cuộc đột kích ở Bờ Tây.
Ngày 11/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) các ứng cử viên cho các vị trí Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang, ngoại trừ một số vị trí đích thân do Tổng thống Nga đề xuất ứng cử viên.
Ngày 23/7, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo 'Xu thế phát triển công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hàm ý cho ngoại giao Việt Nam'.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Ai Cập, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng, Bắc Kinh luôn theo đuổi các chính sách đối ngoại độc lập và ủng hộ chủ nghĩa đa phương thực sự.
Hội đồng an ninh quốc gia Philippines kêu gọi trục xuất nhà ngoại giao Trung Quốc, Ấn Độ hoàn thành rút quân khỏi Maldives, LHQ cảnh báo hoạt động viện trợ phải dừng lại tại Dải Gaza, Cuba tố Mỹ bảo vệ khủng bố trên lãnh thổ … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Quân đội Philippines cho biết hai tàu hải quân Trung Quốc theo dõi nhóm chiến hạm Mỹ và Philippines đang tuần tra chung ở Biển Đông.
Quân đội Nga thông báo cánh quân Bắc tham chiến trên hướng Belgorod, đánh dấu sự xuất hiện của cánh quân thứ sáu trong chiến dịch tại Ukraine.
Các quan chức ngoại giao và quốc phòng Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc đối thoại 2+2 vào ngày 18/6 tại Seoul.
Ngày 5/11, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim đã nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng và an ninh hàng hải song phương, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có hành động quân sự quyết liệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.