Chiều 15/6, chuyến tàu đầu tiên chở vải thiều Lục Ngạn gồm 3 toa hàng với 56 tấn vải thiều tươi được khởi hành vận chuyển đi xuất khẩu ngay tại ga liên vận Kép, tỉnh Bắc Giang.
Chiều 15/6, tại ga liên vận quốc tế Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn phối hợp với Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh tổ chức công bố quyết định thành lập Đội nghiệp vụ Hải quan ga Kép thuộc Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang; Lễ xuất hành vận chuyển vải thiều huyện Lục Ngạn xuất khẩu bằng đường sắt năm 2023.
Tại đây, chuyến tàu đầu tiên chở vải thiều Lục Ngạn gồm 3 toa hàng với 56 tấn vải thiều tươi được khởi hành vận chuyển đi xuất khẩu ngay tại ga liên vận Kép, tỉnh Bắc Giang.
Việc vận chuyển vải thiều huyện Lục Ngạn xuất khẩu bằng đường sắt tại ga Kép mở ra một kênh vận tải mới, một hướng đi mới thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân và người sản xuất vải thiều Lục Ngạn nói riêng trong hoạt động vận chuyển tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều ở cả trong và ngoài nước; là bước chuyển quan trọng về phát triển logistics của tỉnh Bắc Giang gắn với cải cách hành chính, các dịch vụ công về thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng hóa xuất khẩu được thực hiện ngay tại địa bàn tỉnh nhà.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn La Văn Nam cho biết nếu tuyến vận tải đường sắt liên vận ga Kép được khai thác, vận hành khoa học, sẽ mở ra những cơ hội thuận lợi rất tốt cho xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh trong khu vực nói chung, hàng hóa nông sản của huyện Lục Ngạn nói riêng nhờ vào việc giảm thiểu được khoảng cách quãng đường, thời gian, chi phí và các thủ tục hành chính về hải quan, kiểm dịch... từ đó giảm áp lực, sự phục thuộc vào hoạt động vận chuyển, xuất khẩu bằng hệ thống đường bộ qua các cửa khẩu như hiện nay.
Về tầm nhìn lâu dài, do hệ thống đường sắt liên vận quốc tế hiện nay và trong tương lai sẽ kết nối lưu thông với hầu hết các cảng biển lớn và các nước trong khu vực, giữa nước bạn Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á, Tây Á, Trung Đông... mở ra khả năng đưa sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đi sâu vào thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc và các nước.
Năm 2023 diện tích vùng trồng vải của tỉnh Bắc Giang khoảng 29.700 ha, sản lượng vải thiều dự kiến đạt 180.000 đến 200.000 tấn. Được chăm sóc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, chất lượng quả vải của Bắc Giang vượt trội, nhiều năm khẳng định chất lượng tại thị trường trong và ngoài nước.
Bà Vũ Thị Như, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất khẩu An Như cho biết mỗi năm công ty tiêu thụ trên 1.000 tấn vải thiều tươi. Hiện tại, công ty đang vận chuyển vải thiều bằng đường bộ và đường hàng không nhưng do đi lại bằng đường bộ còn ùn tắc giao thông, mất nhiều thời gian, chi phí giá thành cao.
Nay, có thể vận chuyển vải thiều bằng đường sắt qua ga Kép giúp giảm thời gian thông quan hàng hóa, về lâu dài sẽ thuận lợi cho việc hình thành một đầu mối trung chuyển hàng hóa cho khu vực tỉnh Bắc Giang và các tỉnh phụ cận, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh chóng.
Doanh nghiệp kiến nghị các đơn vị cân đối chi phí vận chuyển bằng đường sắt và thêm một số phương án vận chuyển bằng đường sắt qua các tỉnh phía Nam, tạo các điểm trả hàng trên dọc tuyến đường sắt để các doanh nghiệp, hợp tác xã cùng đồng hành và phát triển lâu dài.
Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết người dân sản xuất và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vải thiều rất mong muốn được mang đặc sản quả vải thiều Bắc Giang đến mọi miền tổ quốc và xuất khẩu đến thị trường các nước thuận tiện, nhanh chóng, chi phí vận chuyển hợp lý. Trong đó, thị trường Trung Quốc là thị trường truyền thống, chiếm 45% tỷ lệ xuất khẩu quả vải, khi ga liên vận quốc tế Kép hoạt động, người dân, doanh nghiệp trồng và tham gia phân phối vải thiều sẽ có hình thức vận chuyển thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
Ông Phan Thế Tuấn đề nghị, Chi Cục Hải quan quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 hỗ trợ, tạo điều kiện, hướng dẫn các quy trình, thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu, đảm bảo thông quan với thời gian sớm nhất.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp chặt chẽ với lực lượng hải quan, Kiểm dịch thực vật, Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn và các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều xây dựng kế hoạch vận chuyển riêng cho vải thiều để sắp xếp lịch vận chuyển cho phù hợp, thông suốt, tin cậy và hiệu quả.
Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hải quan, công ty khai thác vận tải đường sắt, kiểm dịch thực vật để hỗ trợ tối đa doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và phân phối vải thiều tươi trong nước; đẩy mạnh thông tin về vận chuyển vải thiều tươi bằng phương tiện đường sắt để các doanh nghiệp biết, lựa chọn hình thức vận chuyển.
Cùng với đó, Tổng Cục Hải quan, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các đơn vị liên quan sớm thành lập các cơ quan chức năng trực tiếp làm việc tại ga Kép để giúp khách hàng vận chuyển đảm bảo quy trình cho quả vải xuất khẩu vận chuyển bằng đường sắt.
Trước đó, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã ra mắt Đội nghiệp vụ Hải quan ga liên vận Kép./.
Một phụ nữ Trung Quốc đã bị cảnh sát quân sự ở Na Uy bắt giữ ngày 28/9 sau khi cô bị cáo buộc chụp ảnh và quay video từ cửa sổ máy bay.
Chiều nay 7-8, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức khánh thành đường nội bộ Công nghệ tài chính.
Theo Tham tán Bùi Trung Thướng, nông dân và các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ cũng như của các nước trên thế giới.
Sáng 20/12, tại thành phố Lạng Sơn, Công ty cổ phần vật tư (CPVT) Nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm cổ phần hóa doanh nghiệp (2003- 2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
TP - Dù được đầu tư hạ tầng, công nghệ bài bản nhưng một số khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) tại Kon Tum chưa hoạt động nhiều năm qua, gây lãng phí nghiêm trọng tài nguyên vốn có.
Bến phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng dự kiến khai thác từ ngày 1-3, thay thế cho bến phà Gót.
Gần 300 gốc đào bích chuẩn bị bán Tết có giá trị hàng triệu đồng mỗi cây của người dân tại Hà Nội đã bị kẻ gian dùng dao chặt cành, phá hoại.
Một số tin tức đáng chú ý: Hơn 1 triệu người nhận tiền chi trả an sinh qua tài khoản; Sẽ cấp giấy phép điện tử cho tàu biển nước ngoài ra vào bến tại TP.HCM; Campuchia là thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam trong quý 1...
Trong vai trò Chủ tịch Hải quan ASEAN nhiệm kỳ 2024-2025, Hải quan Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành trách nhiệm trong việc tích cực điều phối, thúc đẩy các nước triển khai đúng tiến độ, lộ trình.