Các hành vi lấn chiếm phổ biến là xây dựng công trình nhà cửa, quán càphê; sản xuất nông nghiệp trong hành lang bảo vệ hồ thủy lợi; xâm phạm công trình mặt đập chứa nước, kênh dẫn nước.
Ngày 17/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết trên địa bàn tỉnh hiện có 24 hồ chứa nước, kênh mương thủy lợi đang bị người dân và tổ chức lấn chiếm với nhiều hình thức nhưng đến nay chưa được xử lý dứt điểm.
Cụ thể, tại huyện Đức Trọng có tới 8 công trình hồ, huyện Lâm Hà 4 hồ, huyện Bảo Lâm 3 hồ, huyện Di Linh và thành phố Bảo Lộc (cùng có 2 hồ).
Các hành vi lấn chiếm phổ biến là xây dựng công trình nhà cửa, quán càphê; sản xuất nông nghiệp trong hành lang bảo vệ hồ; xâm phạm công trình mặt đập chứa nước, kênh dẫn nước với mức độ vi phạm từ vài chục đến hàng nghìn mét vuông.
Điển hình như các vụ việc lấn chiếm ở hồ thủy lợi P’ró (huyện Đơn Dương), hồ Nam Phương 1 (thành phố Bảo Lộc), hồ chứa nước Ka La (Di Linh)…
Hầu hết các hành vi vi phạm được cơ quan chức năng địa phương phát hiện nhưng chưa được xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chứa nước, dẫn nước tưới tiêu, đặc biệt trong cao điểm mùa khô hạn như hiện nay.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp và để xảy ra lấn chiếm trong thời gian dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đề nghị các địa phương, đơn vị khẩn trương tổ chức xử lý các vi phạm, đồng thời chủ động triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đối với những khu vực chưa thực hiện.
Ngày 8/3, TTXVN cũng thông tin, trong mùa khô năm 2023, tỉnh Lâm Đồng cần hơn 172 tỷ đồng để thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán cho cây trồng; trong đó cần 51,7 tỷ đồng để nạo vét, khơi thông cửa cống, dòng chảy công trình thủy lợi; 120,8 tỷ đồng là nguồn kinh phí cần hỗ trợ từ trung ương cho địa phương thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn./.
Do quên rút chìa khóa xe máy, một giáo viên tại thị trấn Yên Sơn đã bị kẻ gian trộm cắp hết tài sản trong cốp.
Lãnh đạo Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, vừa bắt giữ 11 đối tượng liên quan đến vụ nhóm thanh niên rượt đuổi hơn 20km, chém 2 người tử vong, người còn lại đứt lìa cánh tay.
Vì một số lý do khách quan, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định thay đổi thời gian mở phiên tòa phúc thẩm vụ án 'Chuyến bay giải cứu' sang ngày 25/12/2023.
Tại Đắk Lắk, chính quyền thua kiện dân hàng chục bản án hành chính nhưng 'cù nhây', không thi hành án khiến dân bức xúc.
Cứ vào sáng cuối tuần xuất hiện một người đàn ông chạy xe, tay cầm theo cây kẹp lụi cụi nhặt rác trên tuyến đường.
'Nghe tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10, tôi hơi hẫng một chút còn cháu lặng người vì vẫn nghĩ sẽ được thi môn thứ tư nếu vào môn cháu học tốt thì sẽ là cơ hội để gỡ điểm', phụ huynh Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội) cho biết. Trong khi đó, nhiều phụ huynh khác vỡ òa như... trút được một gánh nặng.
Đoàn công tác với gần 200 đại biểu đã có chuyến thăm, làm việc với cán bộ, chiến sỹ thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-1.
Cát biển được khai thác ngoài khơi tỉnh Sóc Trăng, qua nhiều lần rửa ngọt, kiểm tra độ mặn nghiêm ngặt rồi vượt 160 km về công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Chiều 24/2, Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Hải An, TP Hải Phòng đã có quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối ông Đỗ Hữu Ca, nguyên giám đốc Công an TP Hải Phòng.Thời gian đình chỉ theo quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền. Được biết, ông Đỗ Hữu Ca là đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ tổ dân phố Kiều Sơn, Đảng bộ phường Đằng Lâm. Kiến ThứcÔng Đỗ Hữu Ca thời còn đương chức1 Vừa qua, quận ủy Hải An nhận được thông báo của...