Huyện Phong Thổ tiếp tục khuyến khích người dân địa phương khai thác tiềm năng và cải thiện chất lượng, sản lượng sản phẩm trà cổ thụ nhằm nâng cao thu nhập, tạo dựng thương hiệu trà cổ thụ vùng biên.
Huyện biên giới Phong Thổ là một trong bốn huyện của tỉnh Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi ban tặng tài nguyên chè cổ thụ quý dưới những cánh rừng già nguyên sinh.
Theo khảo sát, đánh giá, toàn huyện có khoảng 8.000 cây chè cổ thụ, tập trung ở các xã Mồ Sì San, Sì Lở Lầu, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Sin Suối Hồ và Hoang Thèn. Đây là địa phương có số lượng chè cổ thụ lớn nhất tỉnh.
Từ năm 2015, một số hộ dân trên địa bàn xã Mồ Sì San đã lên rừng hái những búp chè cổ thụ tươi (giống chè shan tuyết) về sao thủ công.
Đến năm 2019, khi Hợp tác xã Biên Cương thành lập - đơn vị đầu tiên ở huyện Phong Thổ thu mua, chế biến búp chè cổ thụ tươi bằng máy móc hiện đại thành những sản phẩm trà nổi tiếng thơm ngon và đem lại giá trị kinh tế cao.
Anh Tẩn Sài Phạ - Thành viên Hợp tác xã Biên Cương, xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ chia sẻ để chế biến thành sản phẩm chè khô thơm, vị đậm trải qua 5 công đoạn gồm: phơi, vò, ủ, lên lò và sấy khô.
Trong các khâu, quan trọng nhất là khâu lên men, phải đủ thời gian và lên men phải chuẩn, nếu không thì sản phẩm sẽ không đạt chất lượng. Cho nên những người làm chè thường lưu ý đến khâu này để chè đẹp, chất lượng và có giá trị kinh tế cao hơn.
Trung bình mỗi năm, hợp tác xã này thu mua từ 4-5 tấn búp chè cổ thụ tươi từ bà con trên địa bàn xã và các xã lân cận, chế biến được hơn một tấn trà khô các loại.
Hiện nay, đơn vị sản xuất được bốn sản phẩm là bạch trà, hồng trà, hoàng trà và trà xanh.
Trong đó có 3 sản phẩm trà cổ thụ gồm: Hồng trà Shan Mồ Sì San, Hoàng trà Shan Mồ Sì San và Trà xanh Shan Mồ Sì San được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao (Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”) của tỉnh Lai Châu năm 2020. Giá bán các loại trà dao động từ 2-3 triệu đồng/kg trà khô.
Ông Tẩn Láo Lở, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ cho hay từ khi có sản phẩm chè OCOP của xã Mồ Sì San, Ủy ban Nhân dân xã đã tuyên truyền cho bà con vừa bảo vệ thu hái, vừa chăm sóc chè.
Hiện nay, một số bà con không đi làm ăn xa, đến mùa đi hái chè bán cho Hợp tác xã Biên cương để chế biến thành sản phẩm. Một số hộ mỗi ngày đi hái chè, thu nhập được 200-300 nghìn đồng trở lên.
Ngoài Hợp tác xã Biên Cương, hiện nay Phong Thổ còn có Hợp tác xã Xín Chải của xã Hoang Thèn, Hợp tác xã Sì Lở Lầu cũng tích cực tham gia chuỗi sản xuất trà cổ thụ với nhiều sản phẩm như trà xanh, trà đỏ, trà hồng.
Từ đó, khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương nhằm nâng cao thu nhập, tạo dựng thương hiệu trà cổ thụ vùng biên.
Ông Nguyễn Cảnh Đức, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Thổ cho biết với tiềm năng được thiên nhiên ban tặng, để khai thác tiềm năng và nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm trà cổ thụ, phòng tiếp tục tham mưu Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ thực hiện Đề án phát triển và bảo vệ chè cổ thụ trên địa bàn huyện.
Huyện chủ trương trồng mới diện tích chè theo kế hoạch, bảo tồn diện tích chè hiện có trên địa bàn.
Đến thời điểm hiện tại, huyện đã trồng mới được 25ha giống cây chè cổ thụ trên địa bàn xã Hoang Thèn và tiếp tục bảo tồn 8.000 cây chè cổ thụ.
Huyện cũng tuyên truyền, vận động bà con nhân dân vừa thu hoạch vừa có ý thức bảo vệ, không khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cây chè.
Nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm trà cổ thụ theo định hướng, mở rộng thị trường tiêu thụ hướng đến tiếp cận khách hàng quốc tế, huyện Phong Thổ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, đưa các sản phẩm trà cổ thụ của địa phương tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị trong và ngoài tỉnh; lên sàn thương mại điện tử.
Khuyến khích Hợp tác xã mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ hoàn thiện các tiêu chuẩn VietGAP, ISO.
Cùng với đó, các xã tuyên truyền nhân dân vừa bảo vệ, chăm sóc, vừa thu hái chè gắn với bảo vệ rừng để tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo ở địa phương.
Đồng thời, huyện tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP, tạo điều kiện và khuyến khích các Hợp tác xã đưa sản phẩm trà cổ thụ của đơn vị tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.
Mục tiêu đến năm 2024, toàn huyện sẽ có từ 6-10 sản phẩm trà cổ thụ đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh, qua đó, góp phần khẳng định giá trị, uy tín, chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của khách hàng; đồng thời tạo dựng thương hiệu đặc trưng, đặc sản trà cổ thụ - báu vật của núi rừng biên cương Phong Thổ./.
Nha Trang - Sau nhiều năm chậm tiến độ, địa phương đã quyết định tách 4,83ha chưa giải phóng mặt bằng ra khỏi phạm dự án Khu tái định cư...
Ngày 29/8, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai, Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Lào Cai và Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” lần thứ hai.
Lãi suất Agribank đang dao động từ 1,6 - 4,7%, tùy từng kỳ hạn. Nếu có 50 triệu đồng gửi tiết kiệm, bạn có thể tham khảo bài viết dưới...
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định số 620 phê duyệt đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025.
Chủ nhật cuối cùng của năm âm lịch (25 Tết), tranh thủ thời tiết Hà Nội hửng nắng, người dân đổ xô ra đường tìm mua đào, quất, cây cảnh trưng Tết. Tuy nhiên, cũng không ít người vẫn chưa vội xuống tiền, kỳ vọng cây, hoa những ngày sát Tết hạ giá.
Vừa qua, Đoàn Thanh niên Eximbank đã phát động ngày hội hiến máu nhân đạo 2024 - đợt 2 tại TPHCM và Cần Thơ. Với thông điệp “Kết nối cộng đồng, lan tỏa yêu thương”, sự kiện thu hút đông đảo cán bộ, nhân viên Eximbank tham gia và nhận về 200 đơn vị máu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, tính đến ngày 24/4, Tập đoàn Lộc Trời còn nợ số tiền mua lúa của nông dân trên địa bàn khoảng 200 tỷ đồng.
Bạc Liêu - Hàng loạt cống ngăn mặn, giữ ngọt tại tỉnh Bạc Liêu đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều cống đã có dấu hiệu hư hỏng, trong khi đó...
Lễ hội “Tự hào hàng Việt Nam, tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023 tại Quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội trưng bày giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các hàng hóa, dịch vụ Việt Nam có thế mạnh, đạt chất lượng cao.