Mỗi gia đình tổ chức Lễ Cơm mới trong một ngày, gia đình này nối tiếp gia đình khác tạo nên một mùa lễ hội, đó là Lễ hội Mừng Cơm mới (người Khơ Mú ở bản Thẩm Phé gọi là Giát Hả Mả Mía).
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Nghệ thuật Chào mừng Tết Độc lập 2/9, Ngày hội Văn hóa, Thể thao các Dân tộc, Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023, ngày 1/9, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã tái hiện Lễ hội Mừng Cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú.
Đây là lễ hội đặc sắc thể hiện rõ nét văn hóa nương rẫy của đồng bào Khơ Mú nơi đây.
Người Khơ Mú ở Than Uyên cư trú tập trung ở các bản Thẩm Phé (xã Mường Kim), bản Mè (xã Ta Gia) và các bản Noong Ỏ, Noong Ma (xã Tà Hừa).
Theo quan niệm của người Khơ Mú, trong một chu kỳ canh tác nông nghiệp, sau khi đã thu hoạch xong mùa màng, các gia đình dâng cúng lên tổ tiên những hạt nếp cốm mới và tham gia nhiều sinh hoạt cúng tế và vui chơi độc đáo.
Mỗi gia đình tổ chức Lễ Cơm mới trong một ngày, gia đình này nối tiếp gia đình khác tạo nên một mùa lễ hội, đó là Lễ hội Mừng Cơm mới (người Khơ Mú ở bản Thẩm Phé gọi là Giát Hả Mả Mía).
Cũng như nhiều lễ hội khác, Lễ hội Mừng Cơm mới được chia ra hai phần gồm phần lễ và phần hội.
Để chuẩn bị cho phần lễ, ngoài cốm mới, đồng bào còn phải chuẩn bị nhiều lễ vật dâng cúng như: rượu cần, rượu cất, một đôi gà trống hoa, xôi trắng, xôi đỏ, các loại rau cùng các sản vật của núi rừng như: cá, cua...
Ông Hoàng Văn Tiến (bản Thẩm Phé, xã Mường Kim) cho biết, hàng năm, vào tháng 8-9 Dương lịch, khi mùa màng đã thu hái xong, đồng bào Khơ Mú lại gọi nhau tổ chức Lễ hội Mừng Cơm mới.
Mở màn là nghi lễ “Thỉnh mời tổ tiên.” Ông chủ lễ kính cẩn mời tổ tiên về dự và khấn kể về nguồn gốc của lễ hội; về quá trình khai khẩn và gieo trồng nương rẫy.
Trong bài cúng, ông chủ lễ cũng nhắc đến công ơn của tổ tiên đã phù hộ con cháu, giúp con cháu trông nom nương rẫy, cây trồng.
Tiếp đến là nghi thức mời cơm. Ông chủ lễ một tay vít 2 cần rượu mồi cho rượu chảy ra rồi khấn mời tổ tiên hưởng lễ; sau đó là lễ khấn xin tổ tiên tiếp tục phù hộ cho gia đình được mọi điều tốt đẹp.
Nghi thức thứ hai trong chuỗi các nghi lễ là nghi thức cầu may. Bà chủ nhà bưng chõ xôi đỏ có 2 đồng tiền trong đó ra giữa nhà. Chõ xôi được đổ xuống đất kèm theo câu nói của bà chủ nhà: “Ăn nên làm ra nhớ.”
Mọi người chen nhau vào bới đồng tiền với hi vọng năm tới sẽ khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Tiếp theo là nghi thức phát lộc. Nghi thức cuối cùng là nghi thức hát mừng cơm mới.
Phần hội sẽ có nhiều trò chơi, điệu múa như vũ điệu “Hưn mạy,” trò chơi thi uống rượu cần. Khi cơm đã no, rượu đã say, chiêng trống được mang ra, mọi người tay trong tay cùng đắm say trong điệu xòe.
Theo đồng bào Khơ Mú, Lễ hội Mừng Cơm mới mang ý nghĩa linh thiêng, là dịp dâng lên tổ tiên cơm mới, món ăn truyền thống và cầu mong họ phù hộ cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, cầu cho mùa màng bội thu.
Đây còn là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, giúp gia đình, dòng họ đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.
Để bảo tồn nét đẹp văn hóa trong Lễ hội này, những năm qua, huyện Than Uyên đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các xã hỗ trợ khôi phục, dàn dựng các nghi lễ của đồng bào Khơ Mú; bảo tồn và phát huy một số loại hình dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc; tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao lồng ghép các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn.
Ông Trần Quang Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Than Uyên cho biết, huyện luôn quan tâm đến việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn; trong đó có Lễ hội Mừng Cơm mới.
Năm nay là năm thứ hai địa phương tổ chức phục dựng Lễ hội này. Qua đó, giới thiệu nét độc đáo đến du khách gần xa; đồng thời, nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Thời gian tới, Than Uyên tiếp tục duy trì Lễ hội này thường niên trong các dịp Lễ, Tết hàng năm; khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khơ Mú trong bức tranh văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam./.
Phan Thị Thanh Hải và Nguyễn Mai Xuân Hán, quê Hà Tĩnh, yêu nhau đã 8 năm nhưng vụ cháy ở Trung Kính, Hà Nội, khiến kế hoạch cưới cuối năm của họ dang dở.
Tại lễ bế mạc Lễ hội thiếu nhi TP.HCM 2024 tối 2-6, ban tổ chức cuộc thi sáng tác văn học dành cho thiếu nhi 'Tình bạn diệu kỳ' đã trao thưởng cho các tác giả nhí đoạt giải.
Thời gian tới, tỉnh Ninh Bình sẽ giao Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu xây dựng khu Di chỉ khảo cổ học Mán Bạc, Đền thờ tổ nghề gốm tại xã Yên Thành, huyện Yên Mô trở thành điểm đến du lịch.
Du khách đến Tiền Giang đang bị thu hút bởi những sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp chất lượng như vùng kiểm soát lũ, vùng Đồng Tháp Mười, cù lao trên sông Tiền...
TP HCM ghi nhận 661 ca mắc sốt xuất huyết tuần qua, trong đó 414 người nhập viện, xu hướng tăng liên tục, trong bối cảnh mưa nhiều, nóng ẩm.
Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 cần lưu ý xây dựng kịch bản bám sát chương trình, thống nhất khẩu hiệu hành động để công tác tuyên truyền cho Đại hội được triển khai sớm và có sự lan toả trong xã hội, phát huy giá trị văn hóa của Bình Định khác biệt so với các đơn vị khác.
Theo anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN, Cuộc vận động 'Tự hào một dải non sông' rất ý nghĩa, cần đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục, treo bản đồ Tổ quốc của cuộc vận động vào các chương trình, chiến dịch, hoạt động lớn của Đoàn, xem đây là một mô hình, công trình thanh niên mới để tập trung nguồn lực triển khai.
Hội thi nhằm tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao nhận thức chính trị bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên trong trường học.
Chiều 21.12, khoa Cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.M, 16 tuổi, nữ, đa chấn thương sau sự cố sập trần gỗ...