Người điều khiển ngựa là những nông dân, ngồi trên con ngựa không có yên, không bàn đạp chân, chỉ có dây cương làm từ thừng bện; ở hai bên đường đua, người dân và du khách hò reo cổ vũ náo nhiệt.
Ngày 3/9, đông đảo du khách và người dân đổ về bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu để tận mắt xem những màn đua ngựa gay cấn tại Giải Đua ngựa Tam Đường.
Chương trình nằm trong chuỗi Ngày hội Văn hóa Dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023, chào mừng 78 năm Quốc khánh 2/9.
Các nài ngựa tham gia lần này đều đến từ các xã của huyện Tam Đường, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những ngựa đua là giống ngựa bản địa của người Mông nuôi dưỡng, huấn luyện. Ngựa của người Mông tuy không cao lớn nhưng rất bền sức. Giải đua mang tính chất giải trí nhưng được đông đảo du khách và người dân đến xem, cổ vũ nhiệt tình.
Đường đua ngựa được xây dựng ở một khoảng đất trống tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng. Xung quanh là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng đang vào mùa gặt. Hai bên đường đua được giăng dây để đảm bảo khán giả không chạy vào đường đua, gây mất an toàn.
Theo thể lệ của giải, các nài ngựa thi đấu vòng loại vào buổi sáng và thi đấu bán kết, chung kết vào buổi chiều. Mỗi lần đấu vòng loại có 5 nài ngựa thi tài. Đường đua có 7 vòng tương đương với chiều dài 1.500m. Hai nài ngựa về nhất và nhì ở mỗi lần đua được chọn vào đấu vòng bán kết và cuối cùng là chung kết.
Khi hiệu lệnh của trọng tài vang lên, những ngựa đua nhanh chóng tăng tốc tranh tài. Các nài ngựa khéo léo điều khiển ngựa của mình chạy nhanh nhất và đúng phần đường.
Người điều khiển ngựa là những nông dân, ngồi trên con ngựa không có yên, không bàn đạp chân, chỉ có dây cương làm từ thừng bện. Hai bên đường đua, người dân và du khách hò reo cổ vũ, không khí náo nhiệt, tưng bừng càng tạo thêm động lực để các nài ngựa thi tài.
Nài ngựa Giàng A Sinh ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường cho biết để chuẩn bị cho cuộc đua, anh đã lựa chọn ngựa đẹp nhất trong đàn của gia đình nuôi. Anh luyện tập nhiều tháng trời, điều khiển ngựa thuần thục; chăm sóc kỹ lưỡng để ngựa có thể trạng tốt nhất tham gia cuộc đua.
Ông Vàng A Giao, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường cho biết ngày xưa, người Mông không thể thiếu ngựa vì ngựa giúp người dân thồ hàng hóa mỗi lần xuống chợ phiên, chở củi, chở nông sản trên rừng, trên nương về nhà… Người Mông thường tổ chức đua ngựa vào những dịp trọng đại như lễ, Tết… Thời bây giờ có xe máy, có xe cơ giới nên ngựa ít được dùng vào công việc hằng ngày.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đường Sùng Lử Páo, đua ngựa là truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông. Từ xưa, đồng bào có truyền thống tổ chức các giải đua ngựa ở chợ phiên.
Hiện nay, huyện Tam Đường đã khôi phục được giải đua ngựa để đồng bào dân tộc trên huyện Tam Đường nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng bảo tồn, phát triển giống ngựa bản địa và ngày càng chăn nuôi phát triển đàn gia súc gia cầm tốt hơn.
Bên cạnh đó, huyện tổ chức các hoạt động đậm chất truyền thống trong Ngày hội Văn hóa Dân tộc Mông, thu hút du khách.
Kết thúc giải đấu, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho nài ngựa Giàng A Chứ, giải Nhì cho nài ngựa Giàng A Sinh ở xã Tả Lèng, giải Ba thuộc về nài ngựa Giàng A Tu xã Thèn Sin./.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ, 38 tuổi ở Vĩnh Phúc đến viện trong tình trạng sợ nước, sợ gió. Bệnh nhân được...
Thống nhất gói phá thai 2 triệu đồng nhưng trên giường bệnh phòng khám này yêu cầu người bệnh ký gói 29 triệu đồng mới làm tiếp, nếu không sẽ làm chảy máu nhiều và rất đau. Đây là hành vi có dấu hiệu 'vẽ bệnh, moi tiền'.
Nghi ngờ khi thấy người phụ nữ ở Cao Hùng liên tục không cho lực lượng chức năng vào nhà, cảnh sát phát lệnh khám xét và tìm thấy túi đựng xác của cha bà này trong căn hộ.
Cột cờ Nam Định được xây dựng đầu thế kỷ 19, cùng thời với Cột cờ Hà Nội và có kiến trúc khá tương đồng. Công trình kiến trúc cổ này được xếp hạng là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1962.
Trong khoảng 11 giờ, hơn 150 y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lấy và ghép 8 mô tạng gồm tim, gan, thận, thận - tụy, hai tay, hai giác mạc từ người cho chết não.
Quảng Ninh – Sáng 22.2, lễ hội đền Cửa Ông 2023, thành phố Cẩm Phả chính thức khai mạc. Lễ hội năm nay diễn ra trong 2 ngày từ 22...
Ninh Bình - Việc phục dựng phố cổ Hoa Lư giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2022. Hiện chủ đầu tư dự án...
Ngày 25/3, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 8 điểm cầu về đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu với thanh niên năm 2024 nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024). Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và 250 thanh niên tiêu biểu tại điểm cầu tỉnh.
Sáng 20/10, Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh anh Lý Tự Trọng với chủ đề “Tinh thần Lý Tự Trọng – Khát vọng của thanh niên”.