Mẹ Lê Thị Dảnh, nhân vật tượng đài sừng sững giữa trung tâm TP Đà Nẵng, bị tra tấn đến chết nhưng quyết không khai nơi nuôi giấu các chiến sĩ biệt động.
Trên đường Điện Biên Phủ, cửa ngõ trung tâm TP Đà Nẵng, tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê đứng hiên ngang suốt 39 năm qua. Trong số 7 dũng sĩ được cách điệu "như những chú gà con núp dưới cánh gà mẹ", đến nay duy nhất nữ anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Tám, 72 tuổi, còn sống.
Bà Tám quê ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi với nhiệm vụ vận chuyển tài liệu, truyền đơn tại vùng đô thị Đà Nẵng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Để che giấu, bà Tám đi ở đợ cho một nhà ở quận Nhì (nay là quận Thanh Khê). Gần đó là nhà mẹ Dảnh, có tài liệu ghi là Dãnh.
Sau chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, Đặc khu ủy Quảng Đà vẫn duy trì các căn cứ cách mạng ở vùng núi Hải Vân và Tây Bắc Đà Nẵng, chỉ thị hình thành cơ sở cách mạng trong nội đô. Tại vùng Thanh Khê, cửa ngõ vào trung tâm thành phố có nhà mẹ Dảnh (còn gọi là mẹ Nhu theo tên người con trai cả) và nhà mẹ Hiền nhận nuôi giấu cán bộ cách mạng.
Nhà mẹ Nhu và mẹ Hiền cách nhau 300 m, nằm sâu trong con hẻm quanh co, thông sang nhiều ngõ, hẻm khác trên đường Trần Cao Vân, cách vịnh Đà Nẵng vài trăm mét. Từ năm 1967, mẹ Nhu đã cho đào hầm bí mật ngay trong căn nhà vách tre để làm nơi trú ẩn cho cán bộ, chiến sĩ biệt động.
Bà Tám làm nhiệm vụ giao liên bí mật một thời gian thì bị lộ, phải rút vào hoạt động bí mật ở nhà mẹ Nhu. Bà ở cùng các anh Nguyễn Văn Huề, Trần Thanh Trung và Lữ Hùng. Một tổ khác gồm các anh Chi, Mười, Năm, Phương trú ẩn ở nhà mẹ Hiền.
Bất kể nắng mưa, các chiến sĩ hầu hết ở dưới hầm để tránh bị phát hiện. Căn hầm hình tam giác, đỉnh cao khoảng 1,4 m, rộng 1,5 m, dài 3 m. Miệng hầm, nơi lấy sáng duy nhất, chỉ vừa một người trưởng thành lên xuống. Giữa hầm đục một lỗ thông hơi lấy không khí.
Buổi sáng, mẹ Nhu đi mua đồ ăn về nuôi chiến sĩ. "Mẹ thường mua hai ổ bánh mì ở quán này, rồi giấu vào trong giỏ, đi thêm vài trăm mét mua hai ổ khác để tránh bị phát hiện", bà Tám kể. Đêm xuống, chờ mẹ Nhu hoặc con trai mẹ là anh Phạm Phú Long ra tín hiệu an toàn, chiến sĩ dưới hầm mới lên tắm giặt, ăn uống và đi làm nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của đội biệt động là phá kìm, tiêu hao sinh lực địch; đánh địch bằng mọi cách để gây tiếng vang, tiến lên làm chủ từng khu vực, từng phường, chuẩn bị thời cơ nổi dậy. Đêm 23/12/1968, sau trận tập kích vào đồn Bảo An, cầu Phú Lộc của lính Việt Nam Cộng hòa, các chiến sĩ biệt động về trú ẩn tại nhà mẹ Nhu và mẹ Hiền. Hôm sau, mọi người nghỉ ngơi chờ dư âm trận đánh lắng xuống. Tối 25/12, Lữ Hùng báo với anh em sang nhà mẹ Hiền bàn việc.
"Không ngờ Lữ Hùng lại ra ngã ba Thanh Khê để chiêu hồi quân địch", bà Tám kể. Mọi người phát hiện ông Hùng phản bội khi sáng hôm sau nghe tiếng trên trực thăng, liên tục cầm loa đọc tên các chiến sĩ trong nhóm biệt động và kêu gọi mọi người ra hàng.
Ở dưới đất, nhiều tốp lính bộ của Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đến nhà mẹ Nhu. Toàn bộ khu vực bị bao vây. Anh Phạm Phú Long ra nói chuyện, lập tức bị khống chế và tra tấn, ép chỉ chỗ các chiến sĩ trú ẩn. Do kiên quyết không khai, anh Long bị bắt đi. Quân địch chuyển sang tra tấn mẹ Nhu.
Bà Tám kể lúc đó khoảng 8h, từ dưới hầm anh em nghe rõ từng câu thoại của mẹ Nhu và những tiếng "hự" đầy đau đớn khi bị chúng dùng báng súng đánh vào đầu và ngực. Khi địch hỏi nơi giấu cán bộ, mẹ Nhu đã lớn tiếng: "Tao ở trong lòng thành phố này mà nuôi cộng sản thì tụi bay là đồ ăn hại". Tên chỉ huy tức giận hét lớn ra lệnh nổ súng. Mẹ Nhu hy sinh ngay tại sân nhà mình.
Ở dưới hầm, những chiến sĩ rưng rưng nước mắt, khâm phục ý chí kiên cường của mẹ dù bị tra tấn nhưng quyết không khai. Ba chiến sĩ bàn nhau một là tự thủ tiêu để giữ lời hứa với đơn vị trước khi vào thành phố "thà hy sinh chứ không để địch bắt", hai là bật nắp hầm lên đánh một phen cuối. "Mọi người quyết tâm đánh địch để trả thù cho mẹ Nhu", bà Tám kể.
Đúng lúc đó địch phát hiện ra lỗ thông hơi của hầm. Dũng sĩ Huề nhanh chóng bật tung nắp hầm, ném 2 quả lựu đạn và diệt được một số tên địch phía trên. Ba người còn lại xông lên, dùng AK bắn trả để thoát vòng vây. Họ đạp vách nhà tre, nhanh chóng ẩn mình vào các ngõ, hẻm vốn đã quá quen thuộc.
Trên đường rút lui, dũng sĩ Huề trúng đạn, bị thương nặng. Bà Tám cố dìu đi nhưng anh Huề khua tay, ra hiệu tiếp tục di chuyển, còn mình ở lại ôm hai quả lựa đạn vờ như đã chết. Khi toán lính Mỹ đến kiểm tra, anh Huề tung lưu đạn tiêu diệt thêm một số tên và hy sinh.
Đến khoảng 3h ngày 27/12/1968, bà Tám và dũng sĩ Trung đến được ngã ba Huế, gặp được đoàn quân 10 chiến sĩ đến tiếp ứng và giải vây thành công. "Mọi người ôm nhau khóc, vì mẹ Nhu và anh Huề đã hy sinh để cho mình được sống", bà Tám nói. Trong cuộc chiến không cân sức, những dũng sĩ đã tạo được tiếng vang trong vùng địch, tiêu hao nhiều sinh lực đối phương.
Ngày đất nước thống nhất, nhà mẹ Nhu trở thành địa chỉ giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Năm 2009, ngôi nhà mẹ nuôi giấu dũng sĩ Thanh Khê được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. Trước đó từ năm 1983, lãnh đạo Đà Nẵng đã quyết định xây tượng đài mẹ Nhu, đặt ở cửa ngõ vào trung tâm thành phố.
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng được mời thiết kế và thi công tượng đài. Để khắc họa hình tượng mẹ, ông kể đã nhiều đêm mất ngủ. Chỉ đến buổi chiều muộn đi trên đường Trần Cao Vân, đứng chờ đoàn tàu đi qua dưới cơn mưa tầm tã, ông chứng kiến cảnh người mẹ cố dang hai tà áo mưa che chở cho những đứa con và nảy ra ý tưởng làm tượng đài.
Ông Hạnh mất hai năm thi công, chọn chất liệu là 7.000 vỏ đạn đồng. Trong hình tượng mẹ Nhu, 7 dũng sĩ nép mình dưới cánh tay mẹ. "Tôi muốn tượng đài thuộc hàng lớn nhất nước lúc bấy giờ, không có súng đạn mà chỉ một bà mẹ đứng dõng dạc, hiên ngang giữa đất trời", ông Hạng nói.
Sau khi siết cổ khiến nạn nhân tử vong, Hùng lái ôtô chở thi thể nạn nhân đến một chung cư ở phường Ngọc Lâm, cách hiện trường gây án khoảng...
'Nếu cha mẹ không muốn dạy con mình, tôi sẽ dạy chúng. Mỗi lần chúng tôi bắt giữ, ảnh của con bạn sẽ được công khai', cảnh sát trưởng ở Florida tuyên bố sau hàng loạt lời đe dọa xả súng giả ở trường học.
Chiếc xe tải lao vào xe máy lưu thông trên đường Mỹ Phước Tân Vạn (Bình Dương). Vụ tai nạn giao thông khiến tài xế xe ôm công nghệ bị thương, hai mẹ con tử vong tại chỗ.
Cao tốc Bắc – Nam, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã khánh thành, tuy nhiên đường dân sinh ven cao tốc qua...
Cơ quan chức năng đã kịp thời khống chế vụ hỏa hoạn xảy ra ở khu vực để xe tang vật tại trụ sở Công an huyện Bình Giang, tỉnh...
Sau thời gian theo dõi, công an ở Đắk Lắk đã huy động hơn 30 cán bộ chiến sĩ phá trường đá gà, tạm giữ nhiều đối tượng.
Cần Thơ - Chợ cóc gần Khu công nghiệp Trà Nóc không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông mà còn dấy lên nỗi lo an toàn...
Nghĩ người họ hàng lấy trộm điện thoại của em ruột mình nên Hiếu đã cãi nhau rồi rút dao đâm người kia gây thương tật 34%.
Cụ Nguyễn Thị Việt Dung năm nay 84 tuổi, đang sinh sống cùng con trai ở Uông Bí (Quảng Ninh). Trước đây, cụ là giảng viên ngành Y Dược. Một ngày của cụ Dung thường bắt đầu từ 4h với việc chạy 7 – 10 km trong 1 tiếng, sau đó về làm việc tới 21h30 mới nghỉ ngơi. Công việc của cụ là quản lý phòng khám tư nhân do con trai cụ mở tại nhà và nội trợ. Công việc hàng ngày của cụ là quản lý phòng khám tư nhân tại nhà. (Ảnh: Lệ Linh) Khi được hỏi về đam mê...