Kỷ niệm 57 năm thành lập ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực

10:50 08/08/2024

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực" nhân dịp kỷ niệm 57 năm thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2024).

Đại diện 5 quốc gia sáng lập khối ASEAN tại Bangkok, ngày 8/8/1967: Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Narcio Ramos, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Adam Malik, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Thanat Khoman, Phó Thủ tướng Malaysia Abdul Razak và Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Sinnathamby Rajaratnam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm thành lập ASEAN (8/8/1967 - 8/8/2024), TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có tiêu đề: "ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực":

Khởi đầu hành trình cách đây tròn 57 năm, Tuyên bố Bangkok ngày 8/8/1967 thành lập ASEAN chỉ có độ dài 2 trang khiêm tốn, nhưng chứa đựng trong đó là những mong mỏi và khát khao về hòa bình và thịnh vượng bền vững cho thế hệ mai sau.

Sự ra đời của ASEAN cùng những bước chuyển mình lịch sử của khu vực đã đưa Đông Nam Á vượt qua những chia rẽ của quá khứ, để trở thành điểm sáng trung tâm của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về sự đoàn kết và hợp tác, với tầm vóc chiến lược về chính trị và kinh tế. Sứ mệnh chung về hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đã gắn kết các nước thành viên ASEAN và đến lượt mình, một ASEAN gắn kết và tự cường luôn nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh đó ở những tầm cao mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng Thư ký và Trưởng đoàn các nước ASEAN tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan, ở Jakarta, Indonesia (5/9/2023). Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Gắn kết trong sứ mệnh và tầm nhìn chung

Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN.(Ảnh: An Đăng/TTXVN)

"Sông núi không ngăn cách, mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị, hợp tác và chia sẻ." Những hình dung được phác họa cách đây gần 30 năm là nền tảng và động lực cho sự gắn kết của ASEAN theo cả ba chiều cạnh thời gian, không gian và chiến lược.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Xây dựng Cộng đồng ASEAN là tiến trình liên tục, được bồi đắp qua từng năm. Một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội là mục tiêu bao quát được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN.

Giữa "vạn biến" của thời cuộc, mục tiêu này là bất biến, nhưng ở những thời điểm khác nhau, với những ưu tiên khác nhau, ASEAN sẽ cụ thể hóa thành các định hướng phù hợp theo xu hướng và chuyển động của từng giai đoạn.

Năm 2015, cũng vào thời điểm Cộng đồng ASEAN ra đời, các nước thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với chủ đề "ASEAN: Cùng vững vàng tiến bước," đặt trọng tâm vào củng cố liên kết ở các tầng nấc khác nhau từ khu vực vươn tầm ra thế giới.

Chưa đầy một thập kỷ sau, trong bối cảnh tình hình ngày càng khó lường, khó đoán định và khó dự báo, Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2023 đã quyết định xây dựng một tầm nhìn dài hạn hơn, chiến lược hơn cho ASEAN.

Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 đã xác định hướng đi cho ASEAN, đó là "tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm". Những từ khóa này sẽ là "kim chỉ nam" cho tư duy và hành động của ASEAN trong những thập kỷ tiếp theo, bảo đảm khả năng ứng phó chủ động, linh hoạt với mọi biến động.

Tự cường trong thế giới biến động

Trưởng thành và lớn mạnh qua gian nan, thử thách, ASEAN là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, nỗ lực bền bỉ và tinh thần tự cường. Tình hình thế giới, khu vực đang chuyển biến nhanh chóng với nhiều xu hướng mới và cùng với đó là tác động đa chiều, thuận nghịch đan xen. Bối cảnh đó đòi hỏi ASEAN nỗ lực nhiều hơn nữa, giữ vững và phát huy thành quả của gần 60 năm hợp tác.

Vững vàng trong liên kết kinh tế. Trong bức tranh kinh tế thế giới còn nhiều gam màu xám, ASEAN tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng. Với GDP 3800 tỷ đôla Mỹ năm 2023, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và dự báo vươn lên thứ 4 vào năm 2030 với đà tăng trưởng như hiện nay. ASEAN hiện là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với tổng FDI đạt 229 tỷ đô-la Mỹ năm 2023, vượt qua mọi nền kinh tế đang phát triển khác.

Trước các xu thế phát triển mới, ASEAN dành nhiều nỗ lực và quyết tâm theo đuổi các sáng kiến mang tính đột phá. Hiệp định Khung kinh tế số ASEAN, hiệp định đầu tiên trên toàn cầu, sẽ mang lại cho ASEAN động lực tăng trưởng mới và lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

ASEAN cũng nổi lên là tâm điểm trong xu thế chuyển dịch và đa dạng chuỗi cung ứng, với dòng đầu tư tăng mạnh trong các lĩnh vực công nghệ và phát triển bền vững như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, xe điện, năng lượng tái tạo, mạng lưới điện, hạ tầng bền vững.

Vững mạnh trong hợp tác chính trị-an ninh. Là "kiến trúc sư" của cấu trúc khu vực, ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm, đặc biệt trong phát huy các chuẩn mực ứng xử như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)..., cũng như nâng cao hiệu quả và sức hấp dẫn của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và nhiều Tuyên bố chung trước đó như Tuyên bố ngày 30/12/2023 về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á khẳng định đoàn kết, lập trường nguyên tắc và tiếng nói chung của ASEAN về các vấn đề quốc tế, khu vực, đề cao thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, mong muốn các đối tác ủng hộ nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Vững tin trong bản sắc Cộng đồng. Hiện thực hóa một ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm là sợi dây xuyên suốt tất cả các lộ trình và chiến lược của ASEAN. Hàng loạt sáng kiến của ASEAN thời gian qua như Hệ thống điều phối y tế công cộng khẩn cấp, Trung tâm Biến đổi khí hậu, Trung tâm kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới... cho thấy ASEAN vẫn miệt mài tìm kiếm giải pháp cho tất cả những vấn đề đang tác động đến cuộc sống người dân.

Dù còn nhiều việc cần phải làm, nhưng chắc chắn những thành quả ngày hôm nay sẽ được lan tỏa rộng rãi, để người dân cảm nhận được nỗ lực tận tâm của ASEAN ở tất cả các cấp độ hợp tác, dành thêm tình cảm, gắn bó, ủng hộ và đóng góp tích cực cho Cộng đồng ngày càng vững mạnh. Đó cũng chính là những giá trị nền tảng xây đắp nên bản sắc của Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam trong ASEAN: Trọn vẹn niềm tin, trọn tình gắn bó

Năm 1995, Việt Nam chính thức bắt đầu tiến trình hợp tác và hội nhập ASEAN. Khởi đầu muộn, xuất phát điểm lại không cao, chúng ta phải nỗ lực không ngừng để bắt kịp nhịp độ và tham gia đầy đủ tất cả các lĩnh vực hợp tác ASEAN, và cao hơn là tích cực và chủ động đóng góp vào tiến trình đó.

Nỗ lực 29 năm qua đã mang lại cho chúng ta những thành quả đáng tự hào, từ hoàn thành tốt trách nhiệm thành viên trong những ngày đầu, đến tự tin tham gia, đóng góp định hình các chiến lược của ASEAN, và hiện nay đảm trách và dẫn dắt nhiều tiến trình quan trọng.

Vị thế và uy tín của Việt Nam trong ASEAN là kết quả của nỗ lực của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân. Thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 do Việt Nam đăng cai tổ chức, với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm", là minh chứng sắc nét về vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với công việc chung của khu vực và thế giới.

Trong những ngày đầu tháng 8, tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đã để lại nhiều di sản trân quý cho nền đối ngoại nước nhà, xin trích dẫn một câu nói của Đồng chí về ASEAN: "Việt Nam luôn coi ASEAN là ngôi nhà chung, đặt ưu tiên cao quan hệ với các nước thành viên, gắn bó hài hòa lợi ích quốc gia của Việt Nam với lợi ích của cả khu vực."

Tình cảm gắn bó và hữu nghị này sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình tham gia ASEAN với niềm tin và nỗ lực đóng góp vì một ASEAN gắn kết và tự cường./.

Có thể bạn quan tâm
Thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza ghê gớm hơn đạn bom

Thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza ghê gớm hơn đạn bom

09:00 01/11/2023

Hơn 420 trẻ em chết hoặc bị thương mỗi ngày do bom đạn. Người dân thiếu nước sạch và nguồn cung thiết yếu để đảm bảo sự sống.

Ngang nhiên lấn chiếm ra giữa đường buôn bán đông người ở Đồng Nai

Ngang nhiên lấn chiếm ra giữa đường buôn bán đông người ở Đồng Nai

03:50 25/03/2024

Đồng Nai - Ngày 24.3, theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại chợ tự phát trên đường Nguyễn Văn Tiên, thuộc phường Tân Phong, TP Biên Hòa,...

Cộng đồng Kinh tế Tây Phi không lạc quan về thỏa thuận với Niger

Cộng đồng Kinh tế Tây Phi không lạc quan về thỏa thuận với Niger

11:30 08/09/2023

ECOWAS khẳng định khối này yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống bị lật đổ của Niger Mohamed Bazoum và lập lại trật tự hiến pháp, đồng thời nói rằng các cuộc đàm phán sẽ không kết thúc sớm.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Sẵn sàng khởi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

05:20 16/06/2023

Công trình đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, dự án thành phần 1, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã giải ngân vốn 72% (năm 2023), giải phóng mặt bằng đạt 96%, sẵn sàng khởi công vào ngày 25-6.

Đà Nẵng thông xe tuyến đường trăm tỷ, giúp dân xóa cảnh bị cô lập mùa mưa lũ

Đà Nẵng thông xe tuyến đường trăm tỷ, giúp dân xóa cảnh bị cô lập mùa mưa lũ

18:40 28/08/2024

Tuyến đường trăm tỷ kết nối đường ĐT.601 và thôn Lộc Mỹ (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, đồng thời, đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn vào mùa mưa lũ ở xã miền núi Hòa Bắc.

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền thúc đẩy thành lập 'Siêu Đô thị Seoul'

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền thúc đẩy thành lập 'Siêu Đô thị Seoul'

13:20 03/11/2023

Thành phố Gimpo được dự đoán cùng các thành phố lân cận khác gồm Guri, Gwangmyeong, Hanam, Gwacheon, Seongnam và Goyang sẽ được đưa vào danh sách sáp nhập để biến Seoul trở thành một siêu đô thị.

Dao phục vụ lao động, sản xuất, sinh hoạt không coi là vũ khí

Dao phục vụ lao động, sản xuất, sinh hoạt không coi là vũ khí

12:20 14/06/2024

Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày không coi là vũ khí, nhưng phải được quản lý chặt chẽ.

Đề xuất người dân được công nhận giới tính mới một lần trong đời

Đề xuất người dân được công nhận giới tính mới một lần trong đời

16:30 12/05/2023

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội cho ý kiến việc đưa dự án Luật Chuyển đổi giới tính do đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 5.

Ý chí, khát vọng và quyết tâm hợp tác Việt Nam - Indonesia

Ý chí, khát vọng và quyết tâm hợp tác Việt Nam - Indonesia

08:40 05/08/2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Indonesia và Việt Nam có đầy đủ ý chí, khát vọng và quyết tâm hợp tác để cùng nhau hiện thực...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới