Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày không coi là vũ khí, nhưng phải được quản lý chặt chẽ.
Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ sửa đổi vào đợt 2 của kỳ họp thứ 7.
Tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua đã tiếp tục cho ý kiến vào việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật này.
Theo dự thảo luật trình Thường vụ Quốc hội định nghĩa dao có tính sát thương cao là "dao sắc, nhọn thuộc danh mục do Bộ trưởng Công an ban hành". Nội dung này có thay đổi so với đề xuất trước đây, loại bỏ quy định về độ dài lưỡi dao trên 20 cm.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho hay một số đại biểu cho rằng quy định về chiều dài lưỡi dao, độ sắc, nhọn hoặc các thông số kỹ thuật của dao không phù hợp và khó áp dụng, thay vào đó nên quy định về đặc tính, tính năng.
Cơ quan soạn thảo và thẩm tra đã tiếp thu ý kiến và điều chỉnh nội dung dự luật.
Trên cơ sở giải thích từ ngữ, thường trực Ủy ban đề nghị quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng.
Cụ thể, chế độ thứ nhất, trường hợp sử dụng "dao có tính sát thương cao" phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày không coi là vũ khí, nhưng phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.
Theo đó, thường trực Ủy ban đề nghị bổ sung điều 32a về quản lý, sử dụng dao có tính sát thương cao vào dự luật, làm căn cứ xử lý vi phạm hành chính.
Hiện dự thảo đang đưa 2 phương án nhưng cơ bản quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển hoặc mang dao có tính sát thương cao phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
Chính phủ sẽ quy định các biện pháp đảm bảo an toàn đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển hoặc mang dao có tính sát thương cao.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao có trách nhiệm cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, tên cơ sở sản xuất khi có yêu cầu của cơ quan công an nơi đặt trụ sở, nơi sản xuất, kinh doanh hoặc cư trú.
Chế độ thứ 2, trường hợp thực hiện hành vi gắn với mục đích "sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ", thì quy định là vũ khí thô sơ.
Chế độ thứ 3, trường hợp thực hiện hành vi gắn với mục đích "sử dụng để xâm phạm, đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trái pháp luật", thì quy định là vũ khí quân dụng.
Thường trực Ủy ban nhất trí việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào dự luật nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo cơ sở pháp lý để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật sử dụng dao có tính sát thương cao.
Để bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở ý kiến đại biểu, thường trực Ủy ban đã đã sửa quy định về vũ khí thô sơ liên quan dao có tính sát thương cao.
Cụ thể quy định dao có tính sát thương cao nhằm mục đích sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ.
Theo Bộ Công an, qua tổng kết 5 năm thi hành luật năm 2017, trong tổng số 28.715 vụ sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây án như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ…, có đến 25.378 vụ (chiếm 88,4%) đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án.
Riêng đối tượng sử dụng các loại dao, phương tiện tương tự dao gây án là 16.841/25.378 vụ (chiếm 66,4%). Nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, nhọn có tính sát thương rất cao (dao bầu, dao phay, dao quắm…).
Nhiều thanh, thiếu niên thành lập các băng, nhóm, tự hoán cải các loại dao sắc nhọn, hàn thêm tuýp sắt để giải quyết mâu thuẫn. Do đó, dao có tính sát thương cao cần đưa vào nhóm vũ khí thô sơ nhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi, giảm nguồn tội phạm.
Giám đốc Tổng cục Tình báo Ukraine Kyrylo Budanov cho rằng Nga đang vật lộn với việc kiểm soát chất lượng vũ khí và mất nhiều quân hơn số lượng có thể tuyển mộ. Ông cũng nói chưa có bằng chứng về cái chết của trùm Wagner Prighozin.
Chiều 1.10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì...
Đều đặn mỗi sáng trong hè, chùa Lập Thạch bên bờ sông Thạch Hãn rộn tiếng cười nói của học trò các lớp học hè từ lớp 1 đến lớp 9, vừa học chữ vừa rèn đạo đức.
Thời gian gần đây, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng giả danh nhân viên của các nhà mạng, gọi điện thoại tới khách hàng thông báo nợ cước; đa phần là những người ít cập nhật thông tin xã hội...
Ngày 24-7, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam nhằm làm rõ sự việc và những kẻ đứng sau vụ tấn công ở Đắk Lắk.
0h ngày 1/1/2024, tràng dài pháo hoa vụt sáng cả bầu trời, biến không khí ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) trở nên ý nghĩa hơn khi hàng ngàn người cùng hò reo 'Chúc mừng năm mới'. Khoảnh khắc bước sang ngày đầu năm mới tại TP.HCM. Nhiều người dân nói rằng, dù đây không phải là lần đầu được xem pháo hoa nhưng cái tưng bừng, náo nhiệt của đêm Giao thừa vẫn khiến tất cả lâng lâng trong niềm vui. Trong thời khắc đón chào ngày đầu năm mới, các ngả...
Nhật Bản tuyên bố đang hợp tác với Philippines và Mỹ để bảo vệ tự do trên Biển Đông, đồng thời giúp Manila tăng cường năng lực an ninh.
Mua cát từ Campuchia là một trong những phương án để đảm bảo tiến độ dự án vành đai 3 TP.HCM.
Chính quyền Manila cáo buộc Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines ở bãi Cỏ Mây làm con tàu bị hư hại nặng.