Kon Tum: Động đất có thể kéo dài chục năm

06:30 31/07/2024

TP - Do khu vực xảy ra động đất nằm trên cùng một đới đứt gãy với cấu trúc địa chất tương đối giống nhau, các nhà khoa học lo ngại động đất kích thích ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có thể kéo dài cả chục năm như động đất kích thích từng xảy ra ở thuỷ điện sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam.

Sau hai ngày (28-29/7) ghi nhận liên tiếp 46 trận động đất, từ hôm qua động đất có dấu hiệu giảm dần ở điểm nóng Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là khoảng lặng tạm thời trước khi chuỗi trận động đất tiếp theo có thể xảy ra ở khu vực này, liên quan chặt chẽ đến quá trình tích nước của các hồ chứa thủy điện.

Thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là tâm chấn của các trận động đất trong những ngày qua. Ảnh: TL

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, hoạt động của động đất kích thích liên quan chặt chẽ đến hoạt động tích nước của các hồ chứa. Tuy nhiên cần có nghiên cứu làm rõ cơ chế tác động, mối quan hệ giữa hoạt động tích nước và động đất kích thích. “Hôm nay hồ chứa tích nước nhưng việc ảnh hưởng có thể sau đó vài tháng, thậm chí mất vài năm nước ngấm xuống dưới mới gây ra động đất”, TS Xuân Anh nêu.

Chuyên gia này cũng cho rằng, động đất kích thích tại Kon Plông có khả năng kéo dài trong nhiều năm, có thể là 10 năm, sau đó mới ổn định, tương tự như động đất kích thích xảy ra tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 ở tỉnh Quảng Nam do hai khu vực này cùng nằm trên một đới đứt gãy Rào Quán - A Lưới và có cùng cấu tạo địa chất trên nền đá biến chất.

Tại khu vực thuỷ điện sông Tranh 2, động đất bắt đầu từ năm 2012, kéo dài hơn 10 năm qua với cả nghìn trận động đất, gần đây mới có dấu hiệu chấm dứt. Trận động đất lớn ghi nhận được ở khu vực này là 4.7 độ, từng gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn, gây xáo trộn đời sống người dân trong khu vực.

Tiếp tục nghiên cứu

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, trận động đất kích thích lớn nhất ghi nhận được ở Kon Tum là 5.0 độ, trong khi ở thuỷ điện sông Tranh 2 là 4.7 độ. Điều này cho thấy, động đất kích thích ở khu vực Kon Tum có thể phức tạp hơn. Chuyên gia này lý giải, bên cạnh hoạt động của đới đứt gãy và cấu tạo địa chất trong khu vực, hoạt động động đất kích thích còn chịu tác động của quy mô hồ chứa.

Quy mô hồ chứa càng lớn, hoạt động tích nước thường xuyên sẽ khiến động đất kích thích lớn hơn về cường độ, kéo dài hơn về thời gian. PGS Triều lưu ý, trên cùng đới đứt gãy Rào Quán - A Lưới, động đất kích thích cũng từng xảy ra tại thuỷ điện Đắk Đrinh của Quảng Ngãi nhưng do hồ chứa có quy mô nhỏ hơn nên thời gian xảy ra động đất kích thích ngắn, độ lớn cũng nhỏ hơn. PGS Triều cho rằng, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ hơn về hoạt động của đới đứt gãy, cấu tạo địa chất trong khu vực cũng như tác động của tích nước đến động đất trong khu vực này.

Các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu nhận định, động đất khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa. Tuy nhiên, để khẳng định nguyên nhân phát sinh động đất và có cơ sở để dự báo xu thế động đất và cường độ của động đất trong tương lai, nhằm đánh giá khả năng gây thiệt hại cho các công trình dân sinh và thuỷ điện, cần có những khảo sát, quan trắc và nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn trong khu vực Kon Tum và lân cận.

TS Nguyễn Xuân Anh cho biết, Viện Vật lý địa cầu đã hoàn thiện hệ thống quan trắc động đất ở khu vực này với 11 trạm. Đề tài nghiên cứu về động đất kích thích trong khu vực cũng đã được phê duyệt và đang triển khai. Đây sẽ là cơ sở để làm rõ hơn các vấn đề liên quan động đất kích thích ở khu vực này trong thời gian tới.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, động đất sẽ còn tiếp diễn ở khu vực này, có thể ảnh hưởng đời sống người dân cũng như công trình trọng điểm, nhất là ở vùng tâm chấn. Vì vậy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần đánh giá thiệt hại, rà soát các công trình yếu có nguy cơ chịu tác động và đưa ra giải pháp bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, đưa ra phương án thiết kế kháng chấn cho công trình cũng như nhà dân, tuyên truyền nâng cao kỹ năng phòng, chống động đất cho người dân. TS Xuân Anh cho biết Viện Vật lý Địa cầu sẽ tiếp tục khảo sát, quan trắc, nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn tại Kon Tum cũng như khu vực lân cận, đồng thời thông báo kịp thời về động đất đến chính quyền và người dân trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm
Donald Trump liên tục chỉ trích Mark Zuckerberg

Donald Trump liên tục chỉ trích Mark Zuckerberg

23:10 20/07/2024

Trong vài tuần, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump có nhiều phát biểu nhắm đến Mark Zuckerberg, thậm chí dọa bỏ tù CEO Meta nếu tái đắc cử.

Cách đuổi côn trùng ra khỏi xe khi đang lái

Cách đuổi côn trùng ra khỏi xe khi đang lái

08:50 01/06/2024

Lúc này, tài xế cũng không thể dừng xe để đập ruồi muỗi, vì chưa chắc đã đập hay đuổi chúng ta ngoài được. Tuy nhiên, cũng có những cách rất đơn giản giúp tài xế có thể vừa di chuyển, vừa có thể đuổi được côn trùng ra khỏi xe. Ruồi muỗi thường không thích ở nơi có nhiệt độ lạnh, do đó khi chúng xuất hiện trong ô tô, hãy mở ngay điều hòa ở mức lạnh, làm sao cho không khí trong xe lạnh sâu và khô hanh. Sau đó, mở hé cửa xe ở gần khu vực ruồi muỗi...

9 con sếu đầu đỏ về Khu bảo tồn Phú Mỹ ở Kiên Giang

9 con sếu đầu đỏ về Khu bảo tồn Phú Mỹ ở Kiên Giang

11:10 02/04/2024

9 con sếu đầu đỏ đã về và kiếm ăn ở Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (huyện Giang Thành, Kiên Giang) trong những ngày qua.

Hé lộ danh tính một người Việt góp công lớn thiết kế Tử Cấm Thành

Hé lộ danh tính một người Việt góp công lớn thiết kế Tử Cấm Thành

08:50 11/09/2023

Với nhiều người Trung Quốc, Tử Cấm Thành tại thủ đô Bắc Kinh là công trình mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng, trở thành một trong những biểu tượng của đất nước tỷ dân này. Trong một bộ phim tài liệu về Tử Cấm Thành do đài truyền hình của Đức sản xuất, họ từng đề cập tới việc một kiến sư người Việt tham gia đóng góp công sức xây dựng nên công trình vĩ đại này. Ngoài ra, một bài báo trên tờ “Ích thế báo” do nhà sử học Trương Tú Dân...

Nhiều loài có mí mắt thứ ba, con người có không?

Nhiều loài có mí mắt thứ ba, con người có không?

08:10 19/05/2024

Chó, mèo, chim, cá... đều có mí mắt thứ ba, vậy con người có không? Bộ phận này thực sự có tác dụng gì?

Kỳ lạ, 89 con cá voi chết bất thường trên bãi biển

Kỳ lạ, 89 con cá voi chết bất thường trên bãi biển

06:20 16/07/2024

Hàng chục con cá voi hoa tiêu vây dài đã mắc cạn và chết tại Sanday ở quần đảo Orkney, Scotland, trong vụ cá voi mắc cạn hàng loạt lớn nhất tại quốc gia này kể từ năm 1995.

Núi lửa Tonga phun có thể khiến thời tiết bất thường suốt thập kỷ

Núi lửa Tonga phun có thể khiến thời tiết bất thường suốt thập kỷ

05:20 02/06/2024

Một nghiên cứu mới cho thấy vụ phun trào núi lửa Tonga có thể gây ra thời tiết bất thường trong suốt thập kỷ này.

Tại sao phạm nhân thời xưa bị hành hình vào thời điểm giờ Ngọ ba khắc?

Tại sao phạm nhân thời xưa bị hành hình vào thời điểm giờ Ngọ ba khắc?

17:00 19/05/2023

Cũng giống như các thời đại khác, ở thời phong kiến, người phạm tội sẽ bị xử phạt. Chém đầu chính là hình phạt nặng nhất dành cho phạm nhân thời đó. Tuy nhiên việc chém đầu không phải lúc nào cũng có thể thực hiện mà phải làm theo quy định. Một trong số những quy định mà chúng ta thường thấy trên các bộ phim chính là thời gian thi hành án. Các vị quan luôn chọn giờ Ngọ ba khắc để hành quyết phạm nhân. Thời Đường, Tống quy định: Mỗi năm từ tiết...

Hoang mang biển số đẹp đã định danh 'bỗng nhiên' biến mất trên hệ thống

Hoang mang biển số đẹp đã định danh 'bỗng nhiên' biến mất trên hệ thống

16:40 02/11/2023

Một số người dân ở TP.HCM phản ánh biển số định danh bỗng 'biến mất' trên hệ thống, có trường hợp chờ gần 10 ngày vẫn chưa lấy được biển số gắn vào xe mới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới