Ngân hàng Cộng hòa Haiti (BRH), tức ngân hàng trung ương, ở thủ đô Port-au-Prince bị tấn công trong ngày 18/3 (giờ địa phương).
Khủng hoảng Haiti: Tội phạm hoành hành, ngân hàng trung ương bị tấn công, Mỹ cùng hàng loạt tổ chức sơ tán khẩn nhân viên. (Nguồn: AFP) |
Cảnh sát Haiti liên tục tuần tra thủ đô Port-au-Prince trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng do băng nhóm tội phạm. (Nguồn: AFP) |
AFP đưa tin ngày 20/3 nêu rõ, nhân viên an ninh ngân hàng phối hợp cùng lực lượng cảnh sát và quân đội đã đẩy lùi băng nhóm tội phạm tấn công.
Tin liên quan |
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ |
BRH là một trong số ít tổ chức chưa sơ tán khỏi trung tâm thành phố, nơi các băng nhóm tội phạm đã kiểm soát khoảng 80%. Thông qua mạng xã hội X, BRH cho biết, khoảng 3 đến 4 đối tượng tấn công đã bị tiêu diệt, trong khi 1 nhân viên ngân hàng bị bắn và bị thương.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Cộng hòa Dominicana cho biết sẽ hỗ trợ Mỹ và Canada sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi Haiti.
Thông báo của bộ trên cũng cho hay, họ đã hỗ trợ Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Liên hợp quốc (LHQ), Canada và Cuba sơ tán nhân viên từ Haiti đến Cộng hòa Dominicana.
Trước đó, chính phủ Cuba tuyên bố, Lữ đoàn y tế và nhân sự thiết yếu của Đại sứ quán nước này tại Haiti vẫn tiếp tục làm việc và đang đàm phán với một hãng hàng không để hồi hương an toàn ngay khi điều kiện cho phép.
Tình trạng bạo lực do các băng nhóm tội phạm ở Haiti gây ra vẫn tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh quốc gia này chưa thể thành lập chính phủ lâm thời, khi nhiều đảng chính trị bác bỏ kế hoạch thành lập một hội đồng để quản lý quá trình chuyển đổi.
Thủ tướng Haiti Ariel Henry, hiện đang mắc kẹt tại nước ngoài, tuyên bố sẽ từ chức sau khi Hội đồng chuyển tiếp được thành lập nhằm xoa dịu tình hình trong nước.
Trong khi đó, chính phủ quốc gia Mỹ Latinh này đã tiếp tục gia hạn lệnh giới nghiêm ở khu vực phía Tây thủ đô Port-au-Prince đến ngày 20/3, nơi đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp kéo dài đến ngày 3/4.
Ngày 14/6, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ ngừng bắn và tham gia đàm phán hòa bình nếu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút lực lượng khỏi 4 khu vực của Ukraine mà Moscow đã tuyên bố chủ quyền.
Ba Lan đã dốc toàn lực ủng hộ Ukraine khi Nga phát động cuộc chiến ở quốc gia láng giềng, nhưng sự nhiệt thành dần nguội lạnh sau hai năm.
Ngày 18/3, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Cựu phó tổng thống Ecuador Glas, người bị bắt trong vụ đột kích đại sứ quán Mexico ở Quito, cho biết đang tuyệt thực và cầu xin lãnh đạo ba nước Nam Mỹ giúp đỡ.
Lễ hội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, các bạn trẻ Nhật Bản và cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực Kyushu.
Ảnh do Ukraine công bố cho thấy Roman Gorilyk, người được phóng thích theo chương trình trao đổi tù binh với Nga, gầy gò, hốc hác sau hai năm bị giam.
Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei trao huân chương cho tướng Amirali Hajizadeh, chỉ huy cuộc tấn công tên lửa của Iran nhằm vào Israel.
Thủ lĩnh tối cao Taliban Hibatullah Akhundzada tuyên bố lực lượng này sẽ đánh roi ở nơi công cộng hoặc ném đá đến chết với các phụ nữ ngoại tình.
Cuộc điều tra của Đức đã hé lộ nhiều bất ngờ về kế hoạch phá hoại đường ống Nord Stream, trong đó có việc nó khởi nguồn từ một quán rượu.