Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đang nghiên cứu đưa khu Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) thành trung tâm dịch vụ văn hóa gồm: bảo tàng, sân vận động, rạp hát, trung tâm biểu diễn… xứng tầm trong thời gian tới.
Sáng 22-2, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức buổi họp mặt văn nghệ sĩ xuân Giáp Thìn 2024, tại Trung tâm Hội nghị 272 (TP.HCM).
Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM... cùng 105 văn nghệ sĩ trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Tại buổi họp mặt sáng nay, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mong muốn TP.HCM đưa văn hóa ngang tầm với kinh tế, đầu tư hơn về cơ sở vật chất.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đề cập đến những cống hiến của nghệ sĩ cho sự phát triển của thành phố. Anh nhắc đến việc khai thác đề tài hay sẽ thu hút được khán giả, anh dẫn chứng sự hấp dẫn của phim điện ảnh Mai do Trấn Thành làm đạo diễn.
Nghệ sĩ Hồng Ánh mong thành phố đầu tư trung tâm phức hợp, đủ tiêu chuẩn tổ chức các chương trình nghệ thuật mang tầm quốc tế.
Nghệ sĩ Quốc Thảo đề xuất tổ chức Liên hoan sân khấu TP.HCM, thành lập quỹ phát triển hỗ trợ thực hiện những tác phẩm hay của sân khấu, có chương trình sân khấu phát sóng giờ vàng trên đài truyền hình.
Ca sĩ Tạ Minh Tâm nói anh khâm phục trước những tài năng của các thế hệ trẻ. Anh quan tâm đến công tác đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất để nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo.
Ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - trân trọng tình cảm, những đóng góp của văn nghệ sĩ trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần cho sự phát triển của TP.HCM.
Ông Phan Văn Mãi nói hiện đầu tư cho văn hóa ngang bằng kinh tế chưa đạt được mong muốn nhưng sự đầu tư cho văn hóa ngày càng nhiều hơn về cơ sở vật chất, thiết chế, nguồn nhân lực, chính sách phát triển...
Ông cho biết thành phố đang nghiên cứu đưa khu Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) thành trung tâm dịch vụ văn hóa gồm: bảo tàng, sân vận động, rạp hát, trung tâm biểu diễn… xứng tầm trong thời gian tới.
TP cũng sẽ đầu tư cơ sở vật chất tại số 25 đường Lê Quý Đôn và số 81 đường Trần Quốc Thảo (quận 3) thành địa điểm cho văn nghệ sĩ sinh hoạt, sáng tạo nghệ thuật. Ông Mãi nói mong nhận được ý kiến đóng góp của văn nghệ sĩ.
"Lãnh đạo TP.HCM sẽ tiếp tục tạo ra môi trường gồm cảm hứng cho nghệ sĩ sáng tạo và sự đầu tư cho các hoạt động văn học nghệ thuật trong thời gian tới" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu - chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM - nhấn mạnh hoạt động sáng tác là hoạt động trọng tâm, chủ đạo của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM.
Hội đã tổ chức nhiều trại sáng tác, chuyến đi thực tế sáng tác, tạo thêm nguồn cảm hứng sáng tạo trong sáng tác.
Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM triển khai cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề "TP.HCM - 50 năm tự hào bản anh hùng ca";
Triển khai kế hoạch tuyển chọn các công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu trong 50 năm qua; đầu tư xây dựng các công trình văn học - nghệ thuật tiêu biểu của thành phố.
Sở cũng đầu tư quảng bá các vở diễn sân khấu, tác phẩm âm nhạc về đề tài "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; tổ chức cho 200 văn nghệ sĩ tham quan tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…
Sở đang trong quá trình lấy ý kiến các ngành chức năng liên quan để HĐND TP xem xét, thông qua nghị quyết về "Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật".
Hoạt động chăm lo đội ngũ văn nghệ sĩ cũng được quan tâm, tiếp tục đề xuất trợ cấp cho văn nghệ sĩ trên 70 tuổi có hoàn cảnh khó khăn; di dời các nghệ sĩ sinh sống tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ (quận 8, TP.HCM) và hai nghệ sĩ Huỳnh Thanh Trà, Mạc Can vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè sau Tết Giáp Thìn…
Tổng số hội viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật là 5.403 hội viên. Trong đó, 305 hội viên mới được kết nạp trong năm 2023.
Em, cô gái lương thiện, thẳng thắn, sống, học tập và làm việc tại thủ đô đã 15 năm.
Ngày 22/7, 120 thanh niên, sinh viên kiều bào đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đặt chân đến Ninh Bình - địa phương thứ ba trong hành trình Trại hè Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Tuổi trẻ Việt Nam đồng hành vươn tới tương lai”.
Không chỉ thưởng thức đồ uống, giới trẻ còn tìm thấy không gian học tập lý tưởng và hòa mình với giai điệu du dương tại các quán cà phê đĩa than trong lòng thành phố.
5 trường học được sơn sửa mới, cùng nhiều phần quà cho trẻ miền núi, trẻ em khuyết tật được Quỹ Hy vọng phối hợp cùng Tập đoàn FPT trao ở Quảng Ngãi.
Sau khi uống bia, người đàn ông 34 tuổi nín đi tiểu để lái xe về nhà, không may bị ngã vỡ bàng quang do căng nước.
Ở Thanh Hóa, vùng nào có người Mường là ở đó có lễ hội Pôồn Pôông. Đây chính là “hồn cốt”, là nét văn hóa không thể thiếu của người...
Từ ngày 18 - 20/12, 696 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 1,7 triệu hội viên, sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước sẽ hội tụ về Thủ đô Hà Nội, tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Qua 25 năm, Chiến dịch tình nguyện hè tại Đồng Tháp đã để lại dấu ấn đẹp với nhiều công trình, phần việc thiết thực. Những tuyến đường, cây cầu, những tri thức được phổ cập để xoá mù chữ, tin học hóa... không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, còn khẳng định vai trò của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày cuối năm, xuôi sông Châu Giang về thăm vườn Bùi chốn cũ của nhà thơ Nguyễn Khuyến ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ (nay là Trung Lương), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.