Không thể xem việc bảo tồn di sản đờn ca tài tử là… tùy hứng

16:40 08/12/2023

Ngày 8-12 tại Bào tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TP.HCM), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố đã tổ chức hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn TP.HCM.

Biểu diễn đờn ca tài tử trước khi bước vào hội thảo - Ảnh: LINH ĐOAN

Hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2013-2023)

Đến dự có giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Trần Thế Thuận, giám đốc trung UNESCO bảo tồn và phát triển Đờn ca tài tử Nam bộ thuộc liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam - GS.TS Nguyễn Tấn Anh.

Lãnh đạo các ban ngành TP.HCM và các tỉnh như Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Long An… Và các chuyên gia về lĩnh vực đờn ca tài tử.

Làm sao để di sản Đờn ca tài tử sinh lợi?

Chủ trì buổi hội thảo, ông Võ Trọng Nam - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố - nhấn mạnh 10 năm qua chúng ta đã nỗ lực với những hoạt động thiết thực để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo này lãnh đạo các cấp muốn lắng nghe thật nhiều những điều còn tồn đọng, hoặc những khó khăn để sắp tới chúng ta có chiến lược thật hiệu quả để phát huy di sản.

Và rất nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia được nêu ra. Như tình trạng "già hóa" hội viên các câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử.

Nghệ nhân đờn ngày càng ít, đặc biệt nghệ nhân chơi các loại nhạc cụ cổ truyền như đờn cò, kìm, tranh, bầu…

Một số CLB khó duy trì hoặc thậm chí phải giải tán vì khó khăn về tài chính, thiếu nghệ nhân đờn, không có địa điểm để thực hành truyền dạy nghề.

  • Trang chủ Google tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tửĐỌC NGAY

Hoạt động sáng tạo mới về bài bản, nhạc khí chưa được nghệ nhân chú trọng và phát huy.

Chế độ đãi ngộ cho nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn chưa phù hợp. Đờn ca tài tử vẫn chưa có một không gian trình diễn đúng với tính chất đa dạng, phong phú và độc đáo của nó.

Đặc biệt là đội ngũ kế thừa trong độ tuổi thanh thiếu nhi không nhiều.

Về vấn đề này, TS Lê Hồng Phước cho rằng hiện ở thành phố ta đã có hoạt động đưa đờn ca tài tử vào học đường, tuy nhiên anh cho rằng vẫn còn… tùy hứng.

Nghĩa là hiệu trưởng trường nào thích thì đưa vào, không thì thôi. Anh đề nghị các cấp phải đưa ra quy định bắt buộc. Một học kỳ bao nhiêu lần phải có tiết học ngoại khóa để các em tiếp xúc với đờn ca tài tử.

Cách đưa đờn ca tài tử vào trường cũng phải nghiên cứu cho phù từng cấp học. Giới thiệu sinh động để giúp các em hiểu và yêu mến đờn ca tài tử.

Khi phát hiện những em có năng khiếu đờn ca tài tử cần có chế độ đãi ngộ như học bổng, hay hỗ trợ nhạc cụ để các em phát huy khả năng. Từ đó chúng ta nuôi dưỡng được một lớp kế thừa để phát huy đờn ca tài tử.

Nghiên cứu phục vụ du lịch

Vấn đề đưa đờn ca tài tử vào phục vụ du lịch cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng đó là cách thức làm cho di sản sinh lợi, từ đó có nguồn thu phục vụ lại công tác bảo tồn di sản.

Việc đưa đờn ca tài tử vào phục vụ du lịch cũng được TP.HCM và một số tỉnh thực hiện đã lâu.

Tuy nhiên, theo TS Mai Mỹ Duyên thì cách thức vẫn chưa mới mẻ và cần phải được nghiên cứu để thực hiện cho hiệu quả, giúp du khách thấy được cái hay, cái đẹp, sự thú vị, độc đáo của đờn ca tài tử.

  • Bảo tàng Áo dài tôn vinh hát ru, đờn ca tài tử dịp Vu lanĐỌC NGAY

Thạc sĩ Hoàng Sơn Giang bày tỏ các địa điểm đờn ca tài tử hay các loại hình nghệ thuật truyền thống khác phục vụ cho du lịch vẫn do các đơn vị tư nhân.

Ông mong nhà nước có một địa điểm chính thống, định kỳ để tổ chức phục vụ khách du lịch.

Các nghệ nhân cũng nên được đào tạo kỹ càng để có kỹ năng giao tiếp với khách du lịch, nếu biết thêm tiếng Anh thì càng thuận lợi.

Anh Lê Hồng Phước nhấn mạnh: "Đờn ca tài tử cần có vị trí xứng đáng trong không gian văn hóa đô thị TP.HCM. Ví dụ, có thể chọn Đường sách Nguyễn Văn Bình hay Đường đi bộ Nguyễn Huệ.

Không chỉ là nơi trình diễn đờn ca tài tử mà còn thu hút ánh nhìn của công chúng, khách du lịch để tạo ấn tượng và nhắc họ nhớ về nghệ thuật đờn ca tài tử".

Có thể bạn quan tâm
Nỗi khổ của người mẹ trẻ bị vết bớt chiếm nửa khuôn mặt

Nỗi khổ của người mẹ trẻ bị vết bớt chiếm nửa khuôn mặt

05:40 20/01/2024

Hồ Thị Xuân (24 tuổi, ở Thừa Thiên Huế) bắt chuyến xe sớm ra Hà Nội tìm cách chữa vết chàm đen miễn phí. Ngày bé, cô được mọi người nhận xét có khuôn mặt xinh xắn, trắng trẻo đáng yêu. Càng lớn trên mặt cô xuất hiện những vết chàm đen, phát triển dần theo tuổi. “Vết chàm này khiến tôi không có bạn chơi cùng”, Xuân nói. Cô từng hỏi bố mẹ mình tại sao sinh mình ra lại có vết chàm này, nhưng chẳng ai biết nguyên do vì đâu. Càng lớn vết chàm càng...

Anh tài trợ hơn 2 triệu USD nghiên cứu vaccine ung thư phổi

Anh tài trợ hơn 2 triệu USD nghiên cứu vaccine ung thư phổi

07:00 10/04/2024

Cơ quan nghiên cứu Ung thư và Quỹ Ung thư Cris đã tài trợ 1,7 triệu bảng, tương đương hơn 2 triệu USD, cho dự án nghiên cứu LungVax.

Nữ thanh niên xung phong tuổi trăng tròn trốn nhà đi chiến đấu

Nữ thanh niên xung phong tuổi trăng tròn trốn nhà đi chiến đấu

10:50 23/03/2024

Cuộc hội ngộ những nữ thanh niên xung phong năm xưa tại TP mang tên Bác, cùng bao ký ức về một thời hoa lửa như được tiếp nối bằng câu chuyện tinh thần trách nhiệm mà những người trẻ hôm nay từ quê hương Đồng Khởi Bến Tre cùng suy ngẫm.

Cuộc đời mới của người vợ bị chồng đẩy xuống vách đá

Cuộc đời mới của người vợ bị chồng đẩy xuống vách đá

01:50 10/05/2024

Hôm 20/4, Wang Nan trở lại Thái Lan để cảm ơn các nhân viên khu du lịch Pha Taem đã cứu sống cô sau khi bị chồng đẩy xuống vách đá bốn năm trước.

Đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập năm 2024

Đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập năm 2024

05:30 09/01/2024

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập lấy ý kiến nhân dân.

Tôi và chồng sắp cưới chưa thống nhất được nơi ở, công việc

Tôi và chồng sắp cưới chưa thống nhất được nơi ở, công việc

09:40 01/06/2024

Tôi và bạn trai dự định cuối năm cưới nhưng không thống nhất được việc tôi trở về Hà Nội hay bạn vào Đà Nẵng.

1,5% người Việt tham gia hiến máu tình nguyện

1,5% người Việt tham gia hiến máu tình nguyện

00:30 21/01/2024

Khoảng 1,5% dân số tham gia hiến máu tình nguyện, với hơn 21,3 triệu đơn vị máu trong 30 năm qua, cứu sống hàng triệu bệnh nhân.

Thanh niên tình nguyện lội bùn trồng cây làm kè chắn sóng

Thanh niên tình nguyện lội bùn trồng cây làm kè chắn sóng

11:00 15/05/2024

Với mục đích tạo cảnh quan và làm kè chắn sóng, lực lượng thanh niên xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh) đã lội bùn, trồng 200 cây tre và dừa nước.

Co loi xay ra
Co loi xay ra