Cuộc hội ngộ những nữ thanh niên xung phong năm xưa tại TP mang tên Bác, cùng bao ký ức về một thời hoa lửa như được tiếp nối bằng câu chuyện tinh thần trách nhiệm mà những người trẻ hôm nay từ quê hương Đồng Khởi Bến Tre cùng suy ngẫm.
Hai cuộc gặp diễn ra vào hôm qua (22-3), trong chuỗi những hoạt động và sự kiện mừng sinh nhật tuổi 93 của Đoàn - tổ chức luôn gắn với thanh xuân của bao thế hệ.
Lâu lắm rồi những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa 1C (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), nay đã lục tuần, mới lại ngồi bên nhau. Khán phòng Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hôm qua có không ít bạn trẻ chăm chú dõi theo câu chuyện mà những cô gái tuổi 14-15 năm nào trốn nhà đi làm thanh niên xung phong.
Ký ức của những ngày đi chiến đấu, tải đạn, tải hàng giữa mưa bom lửa đạn, ăn ngủ giữa rừng đã nửa thế kỷ mà như mới hôm qua. "Khi đi chiến đấu, các cô có nhớ nhà không và làm thế nào để liên lạc với gia đình?" - cô học trò Nguyễn Ngọc Cát Tường (Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM) hồn nhiên hỏi.
Bà Lâm Thị Minh Tâm - cựu thanh niên xung phong Cần Thơ - kể thời đó nhìn đâu cũng chỉ có rừng. Chiều chiều nghe ếch nhái kêu, cả đám xúm lại khóc vì nhớ nhà. "Chưa ai từng rời gia đình, nhưng các cô động viên nhau gian khổ thế nào cũng phải cố gắng tới cùng" - bà Tâm cười.
Nhưng nhớ nhà có là gì giữa muôn vàn gian nan, hiểm nguy của chiến tranh! Tuyến lửa 1C vốn là nơi "sắt thép cũng phải tan chảy". Vậy mà những chàng trai, cô gái ở cái tuổi "ăn chưa no lo chưa tới" ấy đã vận chuyển cả chục ngàn tấn vũ khí, hàng hóa từ hậu phương lớn miền Bắc xuống Tây Nam Bộ. Có khi bằng xuồng, lúc đẩy xe ba gác từ 5h chiều hôm trước đến tận 3h-4h sáng hôm sau giữa đường rừng tối đen.
Ngồi trước mặt là những nhân chứng sống, chứng kiến nhiều giọt nước mắt rơi khi họ nhớ về đồng đội đã hy sinh, những người trẻ như Cát Tường thêm thấm thía dù chỉ là phần rất nhỏ cái ác liệt của chiến tranh.
Bà Phạm Tuyết Hồng - nữ thanh niên xung phong tỉnh Cà Mau - nhớ khi ở lại chăm sóc đồng đội bị thương nặng, đến đêm thì mất. Và cô bé chưa tới 15 tuổi "rất sợ ma" đã giăng mùng bảo vệ thân xác đồng đội mình giữa rừng đêm đen không một ánh đèn, chờ đến sáng chôn cất.
Bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre Lâm Như Quỳnh nói "Nâng cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ" là chủ đề sinh hoạt chính trị Tháng thanh niên 2024.
Điều này giúp các bạn trẻ hiểu rõ chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt hành động vì lợi ích chung.
Quan trọng hơn là có thể khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm, trăn trở của cán bộ, đoàn viên, thanh niên về sự phát triển của địa phương. Từ đó xây dựng mục tiêu hành động, phát huy sức trẻ, ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Các đại biểu cùng tìm hiểu tác phẩm Người trẻ có sợ trách nhiệm? (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật phát hành) với chia sẻ của nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - về bối cảnh ra đời cuốn sách. Nội dung sách vừa nêu thực trạng vừa chia sẻ giải pháp trị "căn bệnh" sợ trách nhiệm.
Phản biện quan điểm người trẻ hiện nay sợ trách nhiệm nên không nhiều đột phá, sinh viên Trần Lê Trọng Văn (Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM) nói giới trẻ hầu hết dám nghĩ, dám làm, dám hành động. Văn dẫn chứng: "Mỗi năm có hàng ngàn bạn trẻ tình nguyện nhập ngũ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nên không thể nói người trẻ sợ trách nhiệm".
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Trần Thanh Lâm cho rằng sự thay da đổi thịt trên quê hương Đồng Khởi, đời sống người dân khá lên từng ngày, hạ tầng giao thông dần hoàn thiện có sự đóng góp to lớn của thanh niên tỉnh nhà. Mà mỗi bạn trẻ dù ở đâu cũng có thể hướng về, đóng góp cho quê hương.
Nhắc lại "đơn hàng" phải làm cho Bến Tre hết nghèo và đến năm 2030 người dân có mức sống ngang bình quân cả nước, Quyền bí thư Tỉnh ủy Hồ Thị Hoàng Yến nói sẽ phải xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định để khuyến khích và bảo vệ nhân tố đột phá, tạo môi trường lành mạnh cho người trẻ thể hiện bản thân, hiện thực hóa mục tiêu và khát vọng một cách chính đáng.
"Quan tâm, trăn trở trước những vấn đề của địa phương, tổ chức nhưng các bạn cần suy nghĩ giải pháp, mạnh dạn tham mưu, hiến kế mới là điều quan trọng" - bà Hoàng Yến gợi mở.
Ngôi sao võ thuật Hong Kong Từ Thiếu Cường được xác nhận qua đời do ung thư thực quản, người vợ được cho là do đau buồn quá độ cũng mất sau khi lo tang lễ cho ông.
Sau khi sinh con trai nặng 1,13 kg ở tuần 27, Brie bị Hội chứng sốc nhiễm độc và buộc phải cắt bỏ tứ chi để giữ mạng sống.
Người phụ nữ 62 tuổi bị ong bắp cày đốt hơn 50 nốt dẫn đến sốc phản vệ, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Ngày Hội “Tuổi trẻ Đắk Lắk hội nhập quốc tế” diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi hấp dẫn. Đoàn viên thanh niên thể hiện tài năng, có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức đoàn trong việc định hướng, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tham gia công tác thông tin đối ngoại.
Trong buổi lễ Tiếp sức đến trường ở Phú Yên, nhiều thầy cô và học sinh hoàn cảnh khó khăn đã được tặng các phần quà, suất học bổng.
Huế, Vũng Tàu, Quy Nhơn được vinh danh là Thành phố Du lịch sạch Asean 2024, giải thưởng nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á.
Liên tiếp nhiều giải chạy bộ được tổ chức thu hút đông người tham gia. Ngoài những lợi ích ai cũng thấy được, đã có những sự cố ngoài ý muốn như có những trường hợp bị kiệt sức...
TP - “Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tôi sẽ tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình, lan toả, kết nối thêm nhiều trái tim nhân ái để mở rộng dự án Nuôi em Mộc Châu ra toàn tỉnh, nhằm giúp các em nhỏ vùng cao vui tới trường mà không lo ăn đói, mặc rét”.
'Biệt đội tóc dài' nấu cơm tặng trẻ mồ côi và người già, trao tặng sữa cho trẻ mồ côi và làm mẹ đỡ đầu cho các bé...