Nhiều bạn đọc bức xúc lên tiếng trước tình trạng hàng trăm tấn rác ngập ngụa khắp nơi ở TP.HCM.
Như Tuổi Trẻ Online ghi nhận, thời gian nhiều nơi ở nội thành và ngoại thành TP.HCM, rác tích tụ, tập kết thành núi lộ thiên trên đường, tắc bít kênh rạch, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Viện lý do TP.HCM chưa thực sự có một hệ thống thu gom rác hoàn chỉnh, một số bạn đọc cho rằng bị rơi vào thế khó, đành phải "nhắm mắt" xả rác.
Độc giả Thanh Tùng viết: "Những rác thải như đồ gỗ cũ, đồ gia đình hỏng thì bên đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt không thu gom, cũng chẳng có chỗ tập kết loại rác này nên một số người dân phải tìm chỗ vắng mà vứt đi.
Hệ thống thu gom rác thải ở phụ thuộc vào phần lớn doanh nghiệp dịch vụ tư nhân, không có các bãi tập kết rác thải không phải rác sinh hoạt nên mới có tình trạng quá nhiều bãi rác tự phát như hiện nay".
"Tôi sửa nhà, trả phí nhờ bên thu gom rác vận chuyển số vật dụng hư hỏng (đã tháo, dập nhỏ gọn) nhưng họ từ chối. Có người giao hàng thấy vậy liền đồng ý chở đi bỏ với mức phí thấp hơn số phí tôi định trả cho bên thu gom rác. Mặc dù biết người này có thể vứt bậy số rác trên... nhưng cũng đành chịu", bạn đọc Trường kể.
Độc giả Nguyễn Sơn bộc bạch: "Đơn vị thu gom rác từ chối các loại rác không phải là rác thải sinh hoạt (như tấm thạch cao làm trần nhà). Mặc dù tôi đã ngỏ ý sẽ trả thêm tiền để họ thu gom giúp mình nhưng họ cũng không làm. Bí quá, tôi đợi đến khuya đem ra lề đường đổ".
"Thực sự không ai tử tế mà muốn làm chuyện khuất tất như việc phải vứt bừa bãi những bao bì rác không phải rác sinh hoạt, không được nhận thu gom như vậy cả. Gặp thế khó thì chúng tôi biết phải làm sao?", bạn đọc NS phân bua.
Tài khoản tên Haiz có vẻ ấm ức: "Nhà tôi là hộ kinh doanh ăn uống, đóng tiền rác hằng tháng rồi mà đến cái xương ống còn bị bên thu gom rác chừa ra để lại. Đóng tiền rác để họ dọn rác, thế mà họ không thu gom thì lỗi tại ai? Tất nhiên phần lớn vẫn do ý thức người dân kém mới để tràn lan rác như bây giờ".
Tuy nhiên, rất nhiều bạn đọc bức xúc cho rằng không thể chấp nhận được sự phân bua để xả rác bừa bãi. Nếu ai cũng rơi vào thế khó thì rác sẽ ngày thêm ngập ngụa.
"Thấy nhiều nhà đóng tiền rác có 30.000 đồng mà cũng không chịu đóng, mang rác đi ra ngoài bỏ. Phải phạt xả rác không đúng nơi quy định thật nặng với có thể hạn chế được", bạn đọc Đăng chỉ rõ.
"Xả rác thải bắt phạt nặng thôi! Thêm đó bắt lao động công ích là họ sẽ ý thức ngay. Hãy học hỏi Singapore, chỉ xả mảnh rác cũng bị cảnh sát phạt. Đánh vào kinh tế thì người ta sẽ ý thức tốt, giữ gìn sạch sẽ môi trường", bạn đọc Hai viết.
Độc giả Mỹ tiếp lời: "Quan trọng là không giám sát được để mà phạt. Nên giải quyết ở chỗ thu gom rác từng nhà là khả thi nhất. Không được từ chối thu gom. Có bảng phí thu gom chi tiết cho rác cồng kềnh theo trọng lượng hoặc kích thước, mức độ độc hại, khả năng tái chế...".
Cùng quan điểm, bạn đọc Thanh cho rằng: "TP.HCM nên xây dựng mỗi quận huyện ít nhất một điểm nhận rác tập trung và người dân có thể đem tới đổ nếu có nhu cầu. Hiện nay việc thu gom rác dân lập ở một số nơi còn tùy hứng, thích thì nhận rác, còn không thì từ chối hoặc đòi giá cao.
Đồng thời cân nhắc việc thu tiền trực tiếp đối với người dân khi mang tới đổ ở các điểm tập trung này dựa trên trọng lượng, kích thước. Khi đã lập các điểm nhận rác tập trung thì có thể luật hóa trong việc tăng mức xử phạt hành chính lên hàng chục lần giá thu gom ở điểm tập trung đối với việc xả rác không đúng nơi quy định".
"Hành vi xả rác bừa bãi thường bắt nguồn từ thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát, dẫn đến ý định và thói quen hành vi. Kinh nghiệm từ các nước là trước mắt giám sát, xử phạt nặng; lâu dài giáo dục, tuyên truyền.
Nhưng hiệu quả nhất vẫn là sự làm gương và sức mạnh của cộng đồng tại chỗ, đặc biệt là thùng rác và thu gom rác luôn sẵn có để người dân không lấy cớ đổ thừa", bạn đọc Phạm Sanh nhìn nhận.
Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn hành động tương tự.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo và thông báo cho các cơ quan và các tàu thuyền của tỉnh Bình Thuận hiện đang hoạt động trên biển có biện pháp hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển.
Nhiều người dân ở khu vực đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức) phản ánh tình trạng mặt đường nham nhở, vỉa hè hư hỏng. Công trình thi công mãi chưa xong khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn, nguy hiểm.
Xin hỏi thời gian nhập ngũ năm 2024 là khi nào? Nghĩa vụ quân sự năm 2024 đi mấy năm? Trường hợp nào thì sẽ không phải nhập ngũ năm 2024? - Độc giả Hoàng Sơn
Trong quá trình làm cán bộ tín dụng, một người phụ nữ đã lập các khế ước chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn, bị truy nã suốt 28 năm vừa bị công an bắt giữ.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo tiếp tục nhận, giải quyết thủ tục hành chính đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất đai lần đầu cho dân, thay cho văn bản chỉ đạo tạm dừng trước đó.
Trên 300 cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc TP Đà Lạt đã tham gia Ngày hội...
Hai đối tượng vừa mới ra tù đi trộm tài sản ở Lâm Đồng vừa bị cơ quan công an mật phục, bắt giữ.
Nhà giáo vẫn giữ được tinh thần, phẩm chất, nhiệt thành truyền thống. Có thể khẳng định trên 1 triệu nhà giáo vẫn là những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người, khắc phục khó khăn thách thức để yêu nghề, hy sinh vì học trò, chăm lo cho các thế hệ tương lai.