Mùa tuyển sinh năm 2023, không còn hiện tượng điểm chuẩn 30 vẫn trượt đại học như nhiều năm trở lại đây.
Năm 2021, điểm chuẩn đối với tổ hợp C00 vào ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội ở ngưỡng tối đa 30/30 điểm. Còn điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá) là 30,5 điểm (mức điểm này tính cả điểm ưu tiên). Điều này đồng nghĩa, nếu thí sinh đạt tối đa 30 điểm và không có điểm ưu tiên vẫn trượt đại học.
Còn ở mùa tuyển sinh năm 2022, dư luận từng dậy sóng khi mức điểm chuẩn nhiều ngành của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội gần tiệm cận mức 30 - con số tuyệt đối.
Cụ thể, ngành Đông Phương, ngành Hàn Quốc học, ngành Quan hệ Công chúng có điểm chuẩn là 29,95. Ngành báo chí có điểm chuẩn 29,9 Điều này đồng nghĩa, trung bình 9,9 điểm mỗi môn vẫn trượt.
Năm nay, không còn hiện tượng điểm chuẩn đại học cao "chạm trần" như các năm trước.
Mức điểm chuẩn của 4 ngành hot của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn giảm mạnh từ 1 - 2 điểm. Cụ thể, ngành Báo chí giảm 1,4 điểm, ngành Đông phương học, Hàn Quốc học đều có điểm chuẩn giảm hơn 1 điểm so với năm ngoái.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Khoa học máy tính có điểm chuẩn cao nhất với 29,42 điểm. Đây cũng đang là mức điểm chuẩn cao kỷ lục của mùa tuyển sinh năm nay. Năm ngoái, nhà trường không có chỉ tiêu ngành này cho phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là 27,57, giảm 0,4 điểm so với năm 2022, ngành Kỹ thuật máy tính vẫn giữ ở mức 28,29 điểm.
Ở một số trường đại học top đầu, điểm chuẩn năm nay tương đối ổn định. Chẳng hạn, tại Trường Đại học Ngoại thương, điểm chuẩn năm dao động từ trên 26 đến trên 28 điểm.
Hay tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhiều ngành có điểm chuẩn trên 27 điểm, trung bình, thí sinh cần đạt trên 9 điểm mỗi môn mới có cơ hội trúng tuyển.
Việc các ngành hot với điểm chuẩn ngất ngưởng gần chạm mốc điểm tuyệt đối - 30 điểm không còn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi công thức tính điểm ưu tiên.
Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần; đồng nghĩa với học sinh đạt điểm càng cao thì mức điểm ưu tiên càng thấp.
Cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường. Điểm ưu tiên tính theo quy chế sẽ được giảm tỉ lệ với tổng điểm đạt được của thí sinh tại các mức điểm, được làm tròn đến 0,01 điểm.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường THPT công lập không chuyên...
Mấy tháng nay, Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) đã tham mưu cho ông Phạm Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện này ký ban hành...
Nhiều năm trở lại đây, nhóm ngành Sư phạm luôn có điểm chuẩn xét tuyển đại học 'chạm trần'.
Lớp 9A2, Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) có 32/40 em trúng tuyển các trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội, Đặc biệt, có 1 em là thủ khoa...
Hà Nội tuyển 45 sinh viên xuất sắc làm giáo viên theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.
Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước sẽ được Báo Lao Động cập nhật đầy đủ để học sinh, phụ huynh thuận tiện theo dõi.
Hiện cơ quan chức năng vùng Bern chưa biết tổ chức hay nhóm nào liên quan tới vụ tấn công này, cũng như chưa có dấu hiệu cho thấy thông tin cá nhân của cảnh sát bị tin tặc tung lên mạng.
Quyển sách Hướng đến bản án nữ quyền Việt Nam, do TS Trịnh Thục Hiền chủ biên, có nhiều quan điểm và bình luận về quyền và lợi ích của phụ nữ trong một số bản án ở Việt Nam.
Nữ sinh lớp 6 bị ít nhất ba bạn đá vào đầu và mặt, xung quanh hàng chục em khác reo hò, nhại lại lời kêu cứu của nạn nhân.