Dự án đường Vành đai 3 TPHCM và 2 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột với tổng chiều dài 247 km, tổng mức đầu tư 115.000 tỉ đồng đã khởi công sáng ngày 18.6, giúp tạo đột phá hạ tầng giao thông cho các tỉnh phía Nam.
3 dự án cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù
Sáng 18.6, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cùng bấm nút khởi công dự án đường Vành đai 3 TPHCM và 2 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Vành đai 3 TPHCM là dự án có kinh phí lớn nhất trong 3 dự án trên, với gần 75.400 tỉ đồng, dài hơn 76 km. Tuyến đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chia làm 8 dự án thành phần, mỗi tỉnh, thành thực hiện hai dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Dự án cơ bản hoàn thành và thông xe 4 làn cao tốc năm 2025, hoàn thành toàn bộ năm 2026.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài khoảng 53,7 km, đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.837 tỉ đồng. Giai đoạn đầu, cao tốc này được xây dựng 4-6 làn xe, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành toàn bộ năm 2026.
Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư 21.935 tỉ đồng, dài khoảng 117,5 km, kết nối hai tỉnh Khánh Hòa và Đăk Lăk. Công trình dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2026 và khai thác đồng bộ năm 2027.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, điều đặc biệt của 3 dự án khởi công ngày hôm nay là các dự án đều được áp dụng cơ chế đặc thù riêng.
Đó là đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giao địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án; áp dụng cơ chế huy động nguồn lực cho dự án kết hợp giữa ngân sách Trung ương và địa phương; áp dụng chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu thi công dự án, qua đó rút ngắn thời gian chuẩn bị để triển khai dự án.
Trong đó, Thủ tướng đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người dân của các dự án này là rất khó khăn ở các đô thị lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu... Tuy nhiên, các địa phương đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, sự ủng hộ, chia sẻ của người dân, hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung nên công tác giải phóng mặt bằng của cả 3 dự án cơ bản đảm bảo tiến độ.
“Đặc biệt, đối với địa bàn TPHCM, trong thời gian rất ngắn đã bàn giao mặt bằng để thi công đạt tới 87% (356 ha/410ha). Đây quả là một kì tích từ trước đến nay do tính chất phức tạp trong giải phóng mặt bằng qua nội đô, quy mô đền bù lớn, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng người dân” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng lưu ý, kết quả khởi công hôm nay mới chỉ là bước đầu, công việc sắp tới còn rất lớn và nhiều thách thức. Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án phải đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, vệ sinh và an toàn lao động.
Đặc biệt Thủ tướng nhấn mạnh, không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm từ khâu xây dựng dự án, phê duyệt dự án đến khâu giám sát, kiểm tra, nghiệm thu. “Hai điều là rất quan trọng, có tính chất quyết định là bố trí vốn đầy đủ, cái thứ hai là mặt bằng đủ điều kiện thi công”- Thủ tướng lưu ý.
Phấn đấu đến năm 2030 cả nước có 5.000 km cao tốc
Cũng tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong giai đoạn 2000 - 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163 km đường bộ cao tốc. Trong khi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.
“Hoàn thành được mục tiêu này thì đến 2025 chúng ta cần đạt được 3.000 km và 2026 - 2030 phấn đấu có thêm 2.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, trong giai đoạn 9 năm từ 2021 đến 2030, chúng ta cần phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm qua” – Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, cùng với 1.729 km đã đưa vào khai thác và tổng chiều dài đường cao tốc của các dự án đang thi công, đã khởi công đến hết tháng 6.2023 là 1.756 km. Nếu quyết tâm, nỗ lực phấn đấu thì cơ bản chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu cả nước có trên 3.000 km vào năm 2025.
Bên cạnh đó, một số dự án phấn đấu sẽ khởi công từ nay đến năm 2024 có tổng chiều dài khoảng 284 km, gồm: cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (65 km); cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (93 km); cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (60 km); cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (66 km),…
Ngoài ra, nhiều dự án đường bộ cao tốc đang được Bộ GTVT và các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (Hữu Nghị - Chi Lăng, Mộc Châu - Sơn La, TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài; TPHCM - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa, Bảo Lộc - Liên Khương…) là tiền đề để thực hiện thành công mục tiêu 5.000 km cao tốc vào năm 2030.
Bi kịch ập đến với thủy thủ đoàn một tàu ngầm Đài Loan vào tuần trước, khi 3 sĩ quan hải quân bị sóng biển cuốn khỏi tàu ngầm gần thành phố Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc). Hiện tại, nguyên nhân vụ tai nạn đã được xác nhận là do sóng cao bất ngờ và cơ quan chức năng đã đưa ra bản thông tin chi tiết về vụ tai nạn. Hải quân Đài Loan ngày 26/12 tiết lộ rằng, một con sóng bất ngờ rất có thể là nguyên nhân gây ra sự cố xảy ra ngày 21/12 khiến 3 thành...
Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn vừa có buổi làm việc tại Cao Bằng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và...
Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết không quân nước này đã tái triển khai một số máy bay chiến đấu F-22 Raptor thế hệ thứ năm tới Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang.
Chiều ngày 3.7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Gò Công (tỉnh Tiền Giang) tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng, sơ kết phong trào công nhân,...
Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa , từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn...
Dự kiến từ ngày 1.6 đến 5.6, diễn ra phiên toà xét xử đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) và 4 đồng phạm.
Cảnh sát thuộc nhiều lực lượng của Công an TP.HCM kiểm tra nhà hàng karaoke Amazon 19 ở quận Bình Tân rạng sáng 4-8, sau đó đưa hàng chục người về trụ sở.
Đó là ý kiến của Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum về việc thành lập Hiệp hội sản xuất Sâm Việt Nam và việc ông Võ Kim Cự làm trưởng ban vận động thành lập hiệp hội này.
Hà Tĩnh - Trên đường từ trường về nhà, thầy giáo Trần Đức Hải (41 tuổi, trú xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, là giáo viên Trường THPT Kỳ Lâm, huyện...