Truyền thông Nga công bố video drone FPV nước này tập kích, khiến xe tăng Leopard 2 hiện đại nhất Ukraine bốc cháy tại tỉnh Kursk.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 20/9 thông báo lực lượng ở mặt trận Kursk đã phá hủy hai xe tăng Ukraine, trong đó có một chiếc Leopard, cùng ba xe chiến đấu bộ binh CV-90 do Thụy Điển chế tạo, 4 thiết giáp và một xe công binh chuyên mở đường trong vòng 24 giờ.
Tài khoản WarriorofNorth trên Telegram có liên hệ với cánh quân Bắc của Nga cùng ngày đăng video cho thấy thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất (drone FPV) tiếp cận rồi lao vào một xe tăng trên cánh đồng trống. Drone trinh sát gần đó ghi lại cảnh khói lửa bùng lên từ tháp pháo xe tăng Leopard 2, nhiều khả năng do khoang đạn bị bắt lửa.
Kênh truyền hình quốc gia Nga Rossiya-1 sau đó công bố hình ảnh rõ nét hơn về xe tăng bị hạ, cho thấy nó bị đứt xích bên phải và đang cháy dữ dội. Mặt trước tháp pháo và sườn xe được sơn hình tam giác, biểu tượng nhận dạng của lực lượng Ukraine đang tham chiến tại tỉnh Kursk.
Cấu trúc vỏ giáp cho thấy đó là xe tăng chủ lực Strv 122, biến thể nâng cấp sâu dựa trên mẫu Leopard 2A5 và là một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng xe tăng do Đức chế tạo. Binh sĩ Ukraine dường như còn lắp thêm các tấm giáp lồng dọc hai bên tháp pháo để tăng khả năng phòng vệ.
Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.
Strv 122 được Thụy Điển thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu nội địa, trong đó có tác chiến ở các khu vực rừng rậm và địa hình đô thị, nổi bật với khả năng phòng vệ. Strv 122 được ứng dụng hàng loạt cải tiến để khắc phục nhược điểm của biến thể Leopard 2A5, bổ sung những khối giáp gia cường ở mặt trước thân xe và nóc tháp pháo, tương tự mẫu Leopard 2A6EX do Đức phát triển.
Điều này khiến Strv 122 không chỉ là biến thể Leopard 2A5 có vỏ giáp kiên cố nhất, mà còn sở hữu khả năng bảo vệ vượt trội so với mẫu Leopard 2A6 nội địa của Đức và Hà Lan.
Thụy Điển viện trợ tổng cộng 10 xe tăng Strv 122 cho quân đội Ukraine. Thống kê nguồn mở cho thấy Ukraine đã mất ít nhất 7 chiếc sau vài tháng giao tranh, trước khi phát động chiến dịch tại Kursk.
Ukraine tấn công tỉnh Kursk hồi đầu tháng 8 nhằm kéo lực lượng Nga khỏi vùng Donbass, nơi Moskva liên tục đạt bước tiến và kiểm soát nhiều khu dân cư trong những tháng qua. Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo đã chiếm khoảng 100 ngôi làng và kiểm soát 1.300 km2 lãnh thổ ở Kursk, nhưng chiến dịch này dường như đã chững lại sau hơn một tháng.
Lực lượng Nga tuần trước phát động chiến dịch phản công ở tỉnh Kursk và tái kiểm soát ít nhất 12 làng trong khu vực. Moskva đã điều chuyển một số lực lượng để tăng viện cho tỉnh Kursk, nhưng chủ yếu được rút từ những mặt trận ít nóng bỏng hơn như Kharkov và Kherson, đồng thời duy trì tiến công ở vùng Donbass và ngày càng tiến gần thành phố chiến lược Pokrovsk ở tỉnh Donetsk.
Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, AFP, AP)
Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã đến Moscow trong chuyến thăm mà cả Nga và Iraq đều trông đợi.
Quân đội Israel đang dồn lực trả đũa Hamas ở Dải Gaza, nhưng vẫn phải dè chừng Hezbollah, đối thủ đáng gờm sẵn sàng mở 'mặt trận thứ hai' ở phía bắc.
Nhận định của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đại sứ Nguyễn Phú Bình và Đại sứ Ngô Quang Xuân chia sẻ với Báo TGVN về ý nghĩa đằng sau 'chưa bao giờ' ấy...
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Kenya, Uganda và Zimbabwe vào ngày 11/7 tới.
Số liệu khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu dư luận công chúng toàn Nga (VTsIOM), được thực hiện từ ngày 24-30/6 cho thấy, tỷ lệ người dân Nga tin tưởng vào Tổng thống Vladimir Putin ở mức 80,9%.
Ông Trump nói rằng Tổng thống Ukraine không làm tròn nhiệm vụ ngăn chặn các hành động thù địch trước khi bùng phát thành xung đột với Nga.
Ngày 5-11, chỉ vài giờ trước khi người dân Mỹ bắt đầu chính thức đi bỏ phiếu bầu tổng thống, Triều Tiên đã phóng một loạt tên lửa đạn đạo. Đây dường như là bước đi có tính toán.
Ông Zelensky nói Nga phóng khoảng 200 tên lửa và thiết bị bay không người lái vào Ukraine ngày 26/8, nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng.
Litva triệu tập đại diện Nga yêu cầu giải thích dự thảo tính lại biên giới trên biển Baltic, trong khi Phần Lan bày tỏ bất ngờ về động thái này.