Tự hào sứ mệnh Ngoại giao Việt Nam (Kỳ cuối): Một vị thế 'chưa bao giờ'!

16:30 22/09/2024

Nhận định của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đại sứ Nguyễn Phú Bình và Đại sứ Ngô Quang Xuân chia sẻ với Báo TGVN về ý nghĩa đằng sau "chưa bao giờ" ấy...

Tự hào sứ mệnh Ngoại giao Việt Nam (Kỳ cuối): Một vị thế 'chưa bao giờ'!
Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan và Đại sứ Ngô Quang Xuân tại trụ sở Liên hợp quốc tháng 11/1999. (Ảnh: NVCC)

Tiếng nói về hòa bình rất có giá trị

Nhìn vào lịch sử phát triển của ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Ngô Quang Xuân nhấn mạnh tính đúng đắn trong nhận định của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cho rằng ngoại giao Việt Nam đang ở “tầm cao”.

Điều đó thể hiện ở việc hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ), là thành viên của hơn 70 cơ chế đa phương, ký 16 FTA và nhiều mối quan hệ đối ngoại khác. Trong vòng chín tháng (từ tháng 9/2023 đến 6/2024), Việt Nam đã đón ba nhà lãnh đạo đến từ ba cường quốc: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Đại sứ Ngô Quang Xuân, những sự kiện đặc biệt, gần nhau như vậy cho thấy thực tế rằng Việt Nam đã có vị thế ở tầm vóc, uy tín lớn. Đây là một bước tiến, dấu ấn quan trọng của ngoại giao Việt Nam.

Bạn bè quốc tế đang trông đợi những đóng góp ngày càng lớn hơn của Việt Nam. Khi tới thăm Việt Nam tháng 10/2022, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres thốt lên rằng, cách đây không lâu LHQ còn phải cung cấp viện trợ cho Việt Nam nhưng ngày nay, chính Việt Nam đang gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến giúp đỡ người dân ở một số nước tuyệt vọng nhất thế giới và “một lần nữa, Việt Nam đứng trước cơ hội tiên phong cho những giá trị mới”.

Đại sứ Ngô Quang Xuân là người chứng kiến các bước chuyển mình trong hợp tác giữa Việt Nam và LHQ, với bảy năm là Trưởng phái đoàn Việt Nam tại tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh (từ năm 1993-1999).

Đại sứ nhớ lại, năm 1977, Việt Nam khi đó vừa thoát khỏi chiến tranh, bước vào công cuộc tái thiết đất nước, chính thức trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. LHQ là đối tác đã giúp Việt Nam tái thiết ngay từ giai đoạn đầu đó thông qua các chương trình viện trợ. Khi Việt Nam bị bao vây cấm vận suốt 10 năm liền, kể từ năm 1980, LHQ vẫn là đối tác duy trì viện trợ cho Việt Nam. Năm 1994, trong một cuộc gặp ông Kofi Annan (khi đó là Phó Tổng thư ký LHQ) đã nói với Đại sứ Ngô Quang Xuân rằng: “Tôi hình dung sẽ có một ngày bộ đội Việt Nam đứng bên cạnh lính Mỹ để bảo vệ hòa bình thế giới”.

“Trong bối cảnh bộn bề, rối ren của tình hình thế giới, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại hòa hiếu, nhân văn, vì lợi ích chung. Hiện nay, Việt Nam đã có một chỗ đứng vững vàng. LHQ thấy rõ Việt Nam có thể đóng góp nhiều hơn nữa, thực hiện các mục tiêu của LHQ là gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới, phát triển cùng có lợi giữa các quốc gia, không phân biệt lớn nhỏ”. Đại sứ Ngô Quang Xuân

Hai mươi năm sau, câu chuyện đó đã trở thành hiện thực. Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam (nay là Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam) được thành lập. Chưa đầy một tháng sau, tháng 6/2014, hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên đã lên đường làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan, đánh dấu sự tham gia chính thức hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ của Việt Nam.

Đại sứ Ngô Quang Xuân nhắc lại câu chuyện đó để thấy, ngay từ thời điểm cách đây hàng thập kỷ, một lãnh đạo LHQ đã đánh giá rất cao những nỗ lực của Việt Nam trong quan hệ với các nước và tinh thần trách nhiệm với các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Do vậy, việc Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhắc đến “cơ hội” mới đang chờ Việt Nam là tiếp tục bày tỏ kỳ vọng vị thế, uy tín của Việt Nam được phát huy hơn nữa, chờ đợi đóng góp lớn hơn dựa trên những nỗ lực của Việt Nam tại LHQ nhiều năm qua.

Không chỉ có vai trò, vị thế quốc tế vững vàng, theo Đại sứ Nguyễn Phú Bình, tiếng nói về hòa bình của Việt Nam cũng rất có giá trị, là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhà ngoại giao kỳ cựu nhấn mạnh, có lẽ hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải trải qua nhiều mất mát, đau thương vì chiến tranh như Việt Nam, hầu như gia đình nào cũng có liệt sĩ, chưa nói những tổn thất về vật chất kéo lùi hàng thập kỷ phát triển, do vậy, khát vọng hòa bình của Việt Nam không thua kém bất cứ dân tộc nào, người Việt Nam hiểu hơn ai hết giá trị về hòa bình.

“Hiện nay, những thành tựu mà Việt Nam đạt được, với nhiều quốc gia có thể là lẽ bình thường nhưng với dân tộc Việt Nam đó là bức tranh tương phản rõ nét với quá khứ thương đau. Mỗi điều mà Việt Nam nêu lên tại các diễn đàn, cách ứng xử trước các câu chuyện quốc tế đều xuất phát từ khát vọng bỏng cháy xuyên suốt đó của dân tộc Việt Nam”, Đại sứ Nguyễn Phú Bình chia sẻ.

Trong nhiều thông điệp chính sách, lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã truyền đi thông điệp rằng Việt Nam không chọn bên mà chọn những lẽ phải lớn của thời đại, là hòa bình, là hợp tác. Đại sứ Nguyễn Phú Bình cho rằng, đây là kết quả của quá trình Việt Nam đã trải qua, là kinh nghiệm, góc nhìn của Việt Nam qua nhiều giai đoạn của lịch sử, khẳng định độc lập, tự chủ, nhân văn và hòa hiếu là giá trị xuyên suốt mà Việt Nam theo đuổi. Giữa một thế giới bộn bề, xung đột ở nhiều khu vực, Việt Nam đón liên tục lãnh đạo cấp cao đến từ ba cường quốc thời gian qua là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

Tự hào sứ mệnh Ngoại giao Việt Nam (Kỳ cuối): Một vị thế 'chưa bao giờ'!
Đại sứ Nguyễn Phú Bình (giữa) và Phu nhân cùng các đại biểu dự Lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam tại Nhật Bản, tháng 9/2011. (Ảnh: NVCC)

“Cánh tay nối dài”, tinh thần tiên phong

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên nêu nhiệm vụ: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Về “sứ mệnh” đó, theo Đại sứ Ngô Quang Xuân, nền ngoại giao Việt Nam luôn phục vụ mục tiêu bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đây là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Làm thế nào để Việt Nam giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển luôn phải là ưu tiên thường trực trong hoạt động ngoại giao. Trước nay, Việt Nam khéo léo ứng xử trước nhiều vấn đề như Biển Đông, biên giới với chính sách ngoại giao tâm công, hòa hiếu để đàm phán, thương lượng nhằm đạt được kết quả cùng có lợi.

“Vai trò của ngoại giao trong đường đi nước bước, trên con thuyền cách mạng của đất nước ta, của Đảng, nhân dân ta đã rất rõ ràng, là cánh tay nối dài thành tựu trong nước, mở ra những cơ hội, chân trời mới, thúc đẩy hợp tác với các nước dựa trên nền tảng là khát vọng hòa bình, tinh thần hòa hiếu, nhân văn.

”Nếu chỉ thụ động dựa vào những thành quả sẵn có thì ngoại giao không thể đi xa hơn, do đó, chủ động và tiên phong là rất quan trọng. Hiện nay kinh tế Việt Nam đang có những đòi hỏi mới, cụ thể là một nền kinh tế có năng suất, hàm lượng công nghệ cao hơn. Ngoại giao hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đó”. Đại sứ Nguyễn Phú Bình

Việt Nam lấy lợi ích của mình gắn liền với lợi ích của quốc tế, của nhân dân thế giới. Ngoại giao tâm công của Việt Nam dễ đi vào lòng người, đưa ra những giải pháp nhận được sự đồng tình của bạn bè”, Đại sứ Ngô Quang Xuân nhấn mạnh và cho rằng đó là đường lối đối ngoại xuyên suốt của nước ta cho đến tận ngày nay.

Về khía cạnh “tiên phong”, cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng đặt vấn đề trong bài viết Vai trò tiên phong của Đối ngoại (đăng trong ấn phẩm Vũ Khoan - Tâm tình gửi lại): Cần gì phải phát huy vai trò tiên phong của ngoại giao một khi đất nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới, ký trên 10 thỏa thuận về Khu vực mậu dịch tự do, có chân trong hàng chục tổ chức đa phương tầm khu vực và toàn cầu. Sự tiên phong, phải chăng, cần những cách làm mới để hiệu quả hơn?

Phân tích sâu khía cạnh này, Đại sứ Nguyễn Phú Bình cho rằng nếu chỉ thụ động dựa vào thành quả sẵn có thì ngoại giao sẽ không thể đi xa hơn, do đó, chủ động và tiên phong là rất quan trọng. Theo ông, hiện nay, kinh tế Việt Nam đang có những đòi hỏi mới, cụ thể là một nền kinh tế có năng suất, hàm lượng công nghệ cao hơn. Ngoại giao có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đó.

Các nhà ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài khi hiểu được cần phải mang công nghệ nào về để phát triển trong nước thì nên “tiên phong”, kết nối, “mách nước” để hiện thực hóa nhu cầu phát triển của Việt Nam, trên nhiều phương diện như hạ tầng cơ sở, năng lượng, cải cách thể chế, đào tạo nguồn nhân lực…

* * *

Có lẽ, một vị thế “chưa bao giờ” của đất nước hôm nay là nền tảng vững vàng cho những bến bờ mới của ngoại giao mai sau. Với sự tin tưởng ngày càng lớn của bạn bè quốc tế, “la bàn” đã rõ và tinh thần tiên phong thường trực, ngoại giao Việt Nam chắc chắn sẽ nắm bắt những cơ hội để góp phần làm rạng rỡ Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm
Mỹ 'duy trì cảnh giác cao' trước nguy cơ Iran tập kích Israel

Mỹ 'duy trì cảnh giác cao' trước nguy cơ Iran tập kích Israel

07:50 06/04/2024

Quan chức Mỹ nói Washington đang tăng cường cảnh giác, chuẩn bị ứng phó khả năng Tehran tấn công trả đũa Israel ngay trong tuần sau.

Vụ đốt kinh Quran: Ai Cập lên án mạnh mẽ, Đan Mạch nói sự việc đáng tiếc

Vụ đốt kinh Quran: Ai Cập lên án mạnh mẽ, Đan Mạch nói sự việc đáng tiếc

10:30 05/08/2023

Ngoại trưởng Ai Cập Shoukry tái khẳng định sự lên án mạnh mẽ của Cairo đối với việc đốt kinh Quran, nhấn mạnh rằng những vụ việc như vậy đã kích động người Hồi giáo trên toàn thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định điều động, bổ nhiệm 4 lãnh đạo cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định điều động, bổ nhiệm 4 lãnh đạo cấp Vụ

12:20 10/07/2023

Ngày 10/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định điều động và bổ nhiệm cho 4 lãnh đạo cấp Vụ.

Nga tấn công mạnh dù bị 'vướng chân' ở Kursk, Ukraine bàn chuyện với Mỹ, Anh ra mặt nói hộ một việc

Nga tấn công mạnh dù bị 'vướng chân' ở Kursk, Ukraine bàn chuyện với Mỹ, Anh ra mặt nói hộ một việc

17:50 15/08/2024

Ngày 15/8, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo, Bộ trưởng bộ này Rustem Umerov đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về tình hình trên chiến trường và nhu cầu phòng thủ.

Tinh thần chiến binh 24/7 và hành trình giải cứu 500 người Việt

Tinh thần chiến binh 24/7 và hành trình giải cứu 500 người Việt

16:40 30/09/2023

“Chỉ có những người trong cuộc mới có thể cảm nhận đầy đủ và toàn diện những vất vả, gian nan và sự hy sinh thầm lặng. Rất khó để kiểm đếm chi tiết”, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Hoàng Huy Chung chia sẻ về công tác bảo hộ công dân, một sứ mệnh của những cán bộ ở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Ông Putin đến Triều Tiên vào ngày mai

Ông Putin đến Triều Tiên vào ngày mai

21:50 17/06/2024

Tổng thống Nga Putin sắp thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên, theo lời mời của lãnh đạo Kim Jong-un.

Peru chính thức điều tra hình sự cựu Tổng thống Pedro Castillo

Peru chính thức điều tra hình sự cựu Tổng thống Pedro Castillo

12:30 22/02/2023

Cựu Tổng thống Peru Pedro Castillo bị cáo buộc các tội danh như lạm dụng quyền lực, tội phạm có tổ chức và thông đồng với nhiều hành vi phạm tội khác trong thời gian cầm quyền.

Mỹ nỗ lực ngăn chiến tranh Israel - Hezbollah

Mỹ nỗ lực ngăn chiến tranh Israel - Hezbollah

01:40 30/06/2024

Nhà Trắng thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để ngăn nguy cơ chiến tranh toàn diện nổ ra giữa Israel và Hezbollah, khi lệnh ngừng bắn ở Gaza vẫn còn xa vời.

Israel điều hàng chục nghìn lính đến biên giới với Lebanon

Israel điều hàng chục nghìn lính đến biên giới với Lebanon

16:00 10/10/2023

Quân đội Israel cho biết đã điều thêm hàng chục nghìn binh sĩ đến khu vực biên giới với Lebanon, đề phòng nhóm Hezbollah tấn công.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới