Tại Huế, có một "Tàng Kinh Các" luôn mở cửa đón khách tham quan là Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế, được thành lập và ra mắt vào tháng 9.2022.
Quy mô và bài bản nhất từ trước tới nay
Theo Hòa thượng Thích Hải Ấn - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Giám đốc Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế, những năm qua, song song với sứ mệnh giáo dục và đào tạo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đặc biệt quan tâm tới công tác sưu khảo và phát huy giá trị các nguồn di sản tư liệu, văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc.
Trao đổi với phóng viên Lao Động, Hoà thượng Thích Hải Ấn cho biết: "Với sự quan tâm đó, một số lượng lớn Mộc bản Phật giáo, điển tịch Phật giáo, văn bản Hán Nôm tại các Tổ đình, Tự viện có giá trị lịch sử quan trọng đã được quy tập và sưu khảo.
Nhằm bảo tồn và lưu trữ các mộc bản một cách khoa học, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và học giả quan tâm nguồn tư liệu quý giá này, chúng tôi quyết định thành lập Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế (có thể hiểu là một Tàng Kinh Các như trong phim ảnh), đóng tại cơ sở 1 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, số 109 Minh Mạng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế".
Theo quyết định, Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế - hiểu hình tượng là một "Tàng Kinh Các" như trong phim ảnh có chức năng quy tập, lưu trữ, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản, tư liệu văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của tăng ni và toàn xã hội.
Đây là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo quy mô và bài bản nhất từ trước đến nay được thành lập, theo tiêu chuẩn của một thư viện quốc gia.
Bao gồm các phòng lưu trữ với kho mộc bản, phòng lưu trữ thư viện và tủ sách gia đình cùng các phòng lưu trữ văn liệu, tranh, tượng, pháp khí, tư liệu âm thành, hình ảnh, tư liệu số hóa... phục vụ tra cứu, nghiên cứu cho tăng ni phật tử, giới nghiên cứu, học thuật trong nước và quốc tế.
Những mộc bản quý hiếm
Trung tâm Nghiên cứu và Lưu trữ vừa ra mắt với hai không gian ban đầu, nhưng tư liệu được xếp vào hạng vô cùng quý hiếm liên quan đến Phật giáo Huế. Đó là không gian lưu trữ mộc bản Phật giáo và tủ sách thư viện gia đình.
Được bày biện một cách khoa học và bài bản, không gian lưu trữ mộc bản Phật giáo khiến nhiều người khi bước vào đây không khỏi trầm trồ. Không gian mộc bản này vốn được lưu trữ tại chùa Từ Đàm trước đây với hơn 800 tấm và hơn 1.300 mặt khắc, đa dạng chủng loại như kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp, quy y - thế độ, tranh đồ họa cổ…
Đây được xem kho mộc bản lớn nhất của phật giáo xứ Huế, được tích hợp đa niên đại trải dài từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX và được sưu tầm từ các tổ đình và cổ tự danh tiếng xứ Huế như chùa Kỳ Viên, Đức Sơn, Thiền Lâm, Viên Thông, Thuyền Tôn, Báo Quốc, Bảo Lâm, Ba La Mật...
Đáng chú ý trong số đó, có ván khắc Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh (thời chúa Nguyễn Phúc Chu) – ván khắc có niên đại xưa của Phật giáo xứ Huế và miền Trung được tìm thấy tính tới thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, không gian tủ sách thư viện gia đình là nơi đặt tủ sách do các gia đình phát tâm hiến tặng với hàng ngàn đầu sách, tạp chí quý liên quan đến triết học, Phật học, văn học và các ngành xã hội nhân văn trước năm 1975. Ngoài sách, các gia đình còn hiến tặng các tư liệu ghi âm về các sự kiện Phật giáo, thuyết giảng, âm nhạc Phật giáo (tân nhạc và lễ nhạc truyền thống Phật giáo Huế)…
Trao đổi với phóng viên Lao Động, Thượng tọa – Tiến sĩ Thích Không Nhiên, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu và Lưu trữ cho biết, hiện đã có 5 gia đình phát tâm hiến tặng tủ sách cho trung tâm. Những tủ sách vô cùng quý hiếm, được các gia đình gìn giữ một cách cẩn trọng trong một thời gian dài.
Cũng theo Thượng tọa Thích Không Nhiên, không dừng lại ở hai không gian này, sắp tới trung tâm tiếp tục cho mở thêm các không gian trưng bày, lưu trữ về pháp tượng – pháp khí, điển tịch, văn liệu cổ Phật giáo, lưu trữ tư liệu số hóa…
Đặc biệt, sẽ chuyển toàn bộ tư liệu số hóa của tập san Liễu Quán được sưu khảo trong 10 năm qua để lưu trữ tại không gian này.
Núi Chư Hreng như một bức bình phong ở phía Nam tỉnh Kon Tum. Vài năm trở lại đây, núi là nơi check-in, trải nghiệm du lịch thú vị của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Ngày 15-3, đình làng Vân Cù (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) mở hội làng phở Vân Cù đón khách đến từ nhiều nơi.
4 công nhân Công ty Điện lực Chợ Lớn bị bỏng nặng do chập điện cháy nổ trong lúc sửa điện tại đường dây cáp ngầm, được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nỗ lực cứu chữa.
Tù nhân 17 tuổi Lý Tự Trọng bị đưa lên máy chém tại Sài Gòn sau khi giam cầm, tra tấn mà không thể khai thác được thêm thông tin gì.
Để tiếp sức người dân miền Tây về quê ăn tết, từ ngày 7-2 ( tức 27 tết), Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang đã tổ chức các điểm phát nước suối, khăn lạnh miễn phí cho người dân.
Ngày 11/5, Hội đồng Đội T.Ư chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam phối hợp tổ chức ngày hội “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” với sự tham gia của 1.000 em thiếu nhi, các thầy cô giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Những giảng viên trẻ được tuyên dương hiện trực tiếp giảng dạy tại các trường thành viên, khoa trực thuộc Đại học Huế, với nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, tham gia công tác Đoàn và phong trào sinh viên năm 2023.
Phong tục đi lễ chùa cầu may đã trở thành 1 nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống người Việt. Đêm và rạng sáng mùng 1 Tết Nguyên...
Các thí sinh tại điểm thi Trường THCS Văn Yên, phường Phúc La, quận Hà Đông (Hà Nội) được tặng món quà độc đáo giải tỏa căng thẳng trong những ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là những hạt đậu đỏ, cùng hình ảnh cỏ 4 lá, với thông điệp: “Đậu đỏ trao tay/vận may trao bạn”.