Tù nhân 17 tuổi Lý Tự Trọng bị đưa lên máy chém tại Sài Gòn sau khi giam cầm, tra tấn mà không thể khai thác được thêm thông tin gì.
Hôm nay (20-10), kỷ niệm 110 năm ngày sinh người anh hùng trẻ tuổi ấy. Người ta nhắc về câu nói nổi tiếng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác" để cùng gợi nhớ về lý tưởng sống, tinh thần bất diệt của ngọn lửa Lý Tự Trọng.
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng. Anh sinh ra tại Bản Mạy, xã Nong Yat, tỉnh Nakhon Phanon (Thái Lan). 11 tuổi, anh được tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập và vào nhóm thiếu niên cộng sản đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo.
15 tuổi, Lý Tự Trọng được đưa về Sài Gòn - Chợ Lớn hoạt động với nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ. Đồng thời anh còn có một nhiệm vụ đặc biệt khác là vận động, tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản.
Năm 1931, trong một tình huống khẩn cấp để bảo vệ cán bộ cách mạng đang thuyết trình, vận động quần chúng, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên mật thám người Pháp. Anh bị bắt. Mặc cho những đòn tra tấn tàn bạo, Lý Tự Trọng vẫn không khai nửa lời. Không thể khuất phục người đoàn viên cộng sản trẻ tuổi, thực dân Pháp xử chém Lý Tự Trọng. Đó là ngày 21-11-1931.
Cuộc đời hoạt động cách mạng kết thúc khi anh mới 17 tuổi, tuy ngắn ngủi nhưng đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam.
Những ngày này, Khu lưu niệm Lý Tự Trọng tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đón cả trăm lượt khách mỗi ngày. Hòa trong dòng người tìm về khu tưởng niệm người anh hùng trẻ tuổi, bạn Trần Thảo Vi (lớp 11 Trường THPT Lý Tự Trọng, huyện Thạch Hà) kể mình đã học và đọc nhiều về cuộc đời, sự nghiệp song khi đến khu tưởng niệm, tận mắt xem những hình ảnh, tư liệu lịch sử giá trị được trưng bày càng cảm nhận rõ hơn con đường cách mạng kiên cường của anh Lý Tự Trọng.
Theo Thảo Vi, những phẩm chất cao quý ấy trở thành tấm gương quý giá cho tuổi trẻ Việt Nam mọi thời. Nhất là trong bối cảnh hòa bình hôm nay, bài học về lòng kiên định, sắt son lựa chọn lý tưởng sống càng quan trọng với mỗi bạn trẻ. Điều ấy dẫn dắt mỗi người học tập, rèn luyện để mai này trở thành công dân hữu ích, góp phần xây dựng đất nước phát triển, phồn vinh.
Như bạn mình, người bạn cùng trường Nguyễn Thị Kim Liên nói không khỏi bồi hồi xúc động khi đọc những dòng tư liệu, xem hình ảnh về anh, càng khâm phục lòng dũng cảm, sự kiên định với lý tưởng cách mạng dù khi ấy anh còn rất trẻ. Liên nói mình rất tự hào khi học tại ngôi trường mang tên anh.
"Kỷ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng, trường mình có nhiều chương trình, phim ngắn, infographic, đồ họa và cả các buổi sinh hoạt kết hợp trình chiếu tư liệu về anh Lý Tự Trọng. Điều ấy làm cho tấm gương và bài học anh để lại càng gần gũi với tụi mình hơn" - Thảo Vi kể.
Ông Đặng Quốc Vũ - phụ trách ban quản lý Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng - cho biết số khách tìm về khu tưởng niệm tăng dần theo từng năm. Tính riêng từ đầu năm đến nay, khu tưởng niệm đã đón 355 đoàn với gần 15.000 lượt khách.
"Chúng tôi cảm nhận được sự xúc động, tự hào và lòng biết ơn sâu sắc của du khách khi đến đây. Đó cũng là động lực để cán bộ nhân viên tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của khu tưởng niệm, phục vụ khách tham quan tốt hơn" - ông Vũ nói.
30 năm sau ngày anh hùng Lý Tự Trọng hy sinh, di cốt của anh đã được tìm thấy tại công viên Lê Thị Riêng (quận 10, TP.HCM) vào năm 2011. Lễ truy điệu liệt sĩ Lý Tự Trọng được tổ chức tại TP.HCM ngày 30-4-2011.
Sau đó đưa di hài anh về Hà Tĩnh và được Trung ương Đoàn cùng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ truy điệu, an táng ngày 4-5. Như vậy, sau 80 năm bị xử chém, anh Lý Tự Trọng đã được về yên nghỉ nơi đất mẹ.
Khu tưởng niệm được khởi công ngay tại quê hương xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà của anh Lý Tự Trọng năm 2011 và hoàn thành năm 2014. Trên diện tích 4,39ha có nhà tưởng niệm, nhà văn hóa, quảng trường và xung quanh phần mộ được trồng 17 cụm bông trang bốn mùa nở đỏ thắm tượng trưng cho tuổi đời của anh lúc hy sinh.
Hành trình "Theo bước chân anh hùng Lý Tự Trọng" được Thành Đoàn TP.HCM tổ chức từ ngày 19 đến 21-10 tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An dịp kỷ niệm đặc biệt này. Các bạn sẽ đến với các địa chỉ đỏ, tham gia hoạt động an sinh xã hội tại một số nơi ở hai tỉnh.
Tại Hà Tĩnh, Thành Đoàn TP.HCM tặng bốn tivi cho Trường tiểu học Lý Tự Trọng, Nhà thiếu nhi tỉnh, ban quản lý Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng và Trường trung cấp nghề Lý Tự Trọng.
Cùng tham gia các hoạt động với Trung ương Đoàn, Thành Đoàn TP.HCM đã khởi công ngôi nhà nhân ái (70 triệu đồng) tặng một hộ dân khó khăn. Ngoài ra còn có 30 học bổng (1 triệu đồng/suất) cho học sinh khó khăn cùng 30 phần quà (1 triệu đồng/phần) cho cán bộ Đoàn - Hội khó khăn tại Hà Tĩnh.
Trong sáng 19-10, đoàn đã đến thắp hương tại nhà Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Bạch Cát ở phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An). Bà nguyên là quận ủy viên, bí thư quận đoàn, bí thư chi bộ võ trang tuyên truyền liên quận 2 - 4 (nay là quận 1, TP.HCM).
Liệt sĩ Lê Thị Bạch Cát hy sinh trong trận đánh ngày 5-5-1968 tại mặt trận Đề Thám - Cô Bắc - Cô Giang, vừa được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20-9-2024.
Lần đầu tiên trong lịch sử có một Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em được tổ chức tại hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội. Các em được đóng vai Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, các bộ trưởng để góp tiếng nói về phòng chống bạo lực, tại nạn thương tích, xâm hại và bảo vệ an toàn cho trẻ trên mạng.
Sau thời gian lâm bệnh nặng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã từ trần rạng sáng 14/9 tại nhà riêng, hưởng thọ 65 tuổi. Kiến ThứcThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.1 Học trò xuất sắc của người thầy tình báo lừng lẫy Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh quê xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Kiến...
Sáng 7/9, nhiều tàu bè tại cảng Cái Rồng, Vân Đồn, bị trôi, một người dân mất tích vì bị lật thuyền khi cố đuổi theo tàu của mình.
Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra chương trình Hiến máu tình nguyện “Lễ hội Xuân Hồng 2024”, với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn. Đây cũng là một trong những hoạt động Thành Đoàn Hạ Long phối hợp tổ chức, hướng tới chào mừng Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập thành phố.
Từ hơn 260 hồ sơ đề cử, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã thành lập Hội đồng bình chọn và lựa chọn ra 85 cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi, tiêu biểu nhất năm 2024 để vinh danh vào tối 30/8.
Sự kiện chính trị quan trọng của sinh viên và tuổi trẻ cả nước tới tháng 12/2023 mới diễn ra, nhưng công tác chuẩn bị đang được thực hiện nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Đà Lạt đang xây dựng phương án mở rộng không gian đi bộ dọc tuyến đường Trần Quốc Toản (giữa Đồi Cù và hồ Xuân Hương).
Nấm vùng kín thường gặp ở nam giới làm việc trong môi trường nóng, phải ngồi nhiều gây hầm bí, dễ ẩm ướt và có mùi vùng sinh dục.
Hơn 10 vụ nhảy cầu trong 1 tháng ở Quảng Nam, Đà Nẵng, khiến đội cứu hộ SOS Đà Nẵng phải viết tâm thư mong mọi người đừng nghĩ đến cái chết.