Uy tín tức là nhận bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, không trả lại. Đó là cách nói của chị bán vé số gần nhà tôi ở TP.HCM.
Trước đây một mình chị có thể bán được 200 - 300 tờ trở lên, đó là lúc vé số dư có thể trả lại. Nay thì đại lý gần nhất có nhận lại vé dư nhưng mỗi lần như vậy họ không vui.
Chị nói: "Đã nhận mà bán không hết là mất uy tín với đại lý. Vài lần như vậy là họ cắt bớt, chỉ giao số lượng mình có thể bán hết chứ không giao dư".
Vì sao các đại lý không muốn nhận lại vé số dư? Những người bán vé số cho biết do hiện nay nhiều người bán vé số quá nên đại lý phải chia lại theo khả năng bán của mỗi người để hiệu quả hơn, vé dư không bị dồn ứ.
Giờ nhiều người thất nghiệp chuyển sang bán vé số. Những người trẻ, khỏe có lợi hơn khi đi tìm khách. Khó khăn dồn về cho những người già yếu, người khuyết tật khi sức mua không đổi mà người bán vé số nơi nào cũng tăng thêm.
Đại lý sẽ chọn cách làm sao để giảm số vé bị trả về. Và có lẽ đại lý cấp trên và công ty xổ số cũng mong bán ra được nhiều, lợi nhuận theo đó sẽ khá hơn.
Một chị bán vé số tâm sự rằng thu nhập mỗi người bán giảm đi, nhưng họ không bỏ nghề được nên lại tiếp tục đi bán. Chị chỉ mong số tiền lời với 100 tờ vé số được giữ như trước. Bán đã khó quá rồi, ít lắm rồi, lại bị cắt tiền lời trên mỗi tờ vé số nữa thì khổ quá!
Có một nghịch lý: khi công ty phát hành càng nhiều vé số thì thu nhập của nhiều người bán vé số càng ít đi. Nhất là với những người già, trẻ em, người khuyết tật... đi bán vé số dạo.
Nhiều người không bao giờ được nhận vé số tại đại lý cấp 2, cấp 3 mà phải nhận qua những người phân phối vé số lẻ. Nhận được rồi, lỡ bán ế cũng không dám trả lại vì sợ bị cắt "chỉ tiêu" lần sau.
Mới đây, Ban thường trực Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam vừa có công văn gửi các đại lý xổ số khu vực miền Nam về việc trả lại vé số ế theo nghị quyết 68 của hội đồng. Trong đó, từ đại lý cấp 1 đến cấp 3 phải nhận vé số ế của người bán vé số dạo.
Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng thực tế người bán vé số dạo cũng khó mà trả vé số ế nên họ tìm cách để tiêu thụ cho hết số vé đang giữ, trong đó có cả việc nài nỉ khách để bán thiếu.
Người bán vé số ở quê tôi (Chợ Đào, Cần Đước, Long An) mỗi lúc gặp cứ vô tư "nhét" vào túi áo chúng tôi vài vé rồi đi, không chờ trả tiền. Bán cho người quen, không lo bị quỵt, ai nỡ lòng nào không trả tiền!
Tôi đã gặp biết bao nhiêu người bán vé số dạo chạy vội cố bán cho hết vé giờ cuối hoặc "ôm" vài chục vé số ế cuối giờ, huy động cả người nhà chạy bán phụ. Tình cảnh này hẳn các công ty, các đại lý đều đã thấy nhưng chưa có giải pháp nào có lợi hơn cho người bán vé số dạo.
Công văn từ Ban thường trực Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam gieo thêm hy vọng nhưng chỉ như vậy là chưa đủ để cân bằng lợi ích trong việc bán vé số. Gỡ khó trên thực tế lại còn phải chờ.
Sau khi mạng xã hội lan truyền đoạn video ô tô lắp đèn như 'sân khấu di động', Cảnh sát giao thông Đội An Sương đã mời tài xế lên làm việc và lập biên bản xử lý.
Sở Giáo dục Đào tạo TP.Hải Phòng vừa ban hành công văn về việc triển khai công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.
Mùa tuyển sinh 2023, có những trường công bố đề án tuyển sinh gần 80 trang, nhưng thông tin quan trọng là học phí lại ghi chung chung, nước đôi,...
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình...
Hội thi Công dân thành phố với hành trình văn hóa TP.HCM năm 2023 được phát động nhằm tìm hiểu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ; các nghị quyết của Trung ương Đảng về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Đại diện các trường đại học đã đưa ra một số dự đoán ban đầu liên quan đến điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm...
TPHCM - Theo thống kê về số liệu học sinh đăng kí nguyện vọng 1 tuyển sinh lớp 10 thường, năm học 2024-2025, có 25 trường THPT có nguyện vọng...
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An yêu cầu tất cả các trường học tiến hành rà soát hệ thống cơ sở vật chất, bảo đảm an toàn cho học sinh sau sự cố sập trần lớp học.
TPHCM - Sau thông báo của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM về việc không có khái niệm quỹ trường, quỹ lớp , nhiều trường, lớp...