Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
Theo văn bản, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục; hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được triển khai trong nhiều năm qua, được quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, được cụ thể hóa tại các nghị định của Chính phủ.
Các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả tích cực; tạo cơ hội học tập cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT khi tham mưu, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về thành lập, cho phép hoạt động của các cơ sở giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, pháp nhân và các yếu tố liên quan khác theo quy định.
Yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai chương trình giáo dục tích hợp, liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ GDĐT.
Rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trường hợp thực hiện không đúng quy định, phải xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có).
Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học viên; lưu ý cha mẹ học sinh, học viên tìm hiểu kỹ lưỡng về những lợi ích khi tham gia góp vốn đầu tư, cũng như các hình thức đóng học phí và những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các cơ chế, hình thức đó.
Một số trường đại học đào tạo ngành sư phạm đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024.
Cô gái băng qua đường ở góc khuất, hạn chế tầm nhìn bị xe máy đâm ngã hôm 31/12 tại đường Mê Linh.
Từ năm học tới, học phí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội gồm ba mức, từ 15 đến 30 triệu đồng.
Trường Đại học Y Hà Nội dự kiến học phí năm học 2023-2024 dao động từ 20,9 - 55,2 triệu đồng.
Theo lời giám đốc Bệnh viện Indonesia ở Dải Gaza, hơn 50 người đã chết sau đợt không kích của Israel vào trại tị nạn Jabalia.
Do mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày với gia đình vợ nên Khoa đã ra tay sát hại và lấy đi vài chục triệu đồng cùng xe máy của cha vợ.
Chiều 6-7, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã công bố đề thi và đáp án vào lớp 6 năm học 2023-2024.
Hiện nay, học phí vẫn là nguồn thu chủ yếu của các trường đại học Việt Nam. Do đó, việc không tăng học phí trong nhiều năm khiến các trường...
Khi xảy ra vụ việc, các thợ mỏ đang khai thác than bên trong mỏ và cảnh sát cho rằng có hơn 20 người đã vào mỏ than khai thác bất hợp pháp này, một số người trong số đó đã kịp thoát khi mỏ bị sập.