UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định đầu tư gần 167 tỉ đồng để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh (huyện Diên Khánh).
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa giao Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh. Dự án có kinh phí thực hiện gần 167 tỉ đồng, dự kiến khởi công trong quý 4 năm 2024.
Dự án có quy mô đầu tư 12 hạng mục, trong đó trùng tu, bảo tồn nguyên gốc tuyến thành đất dài 2.500m, đỉnh thành rộng hơn 4m, lối đi lát gạch rộng 2,6m...
Các công trình xây dựng mới là đường dài 2.000m, rộng 6m chạy sát chân thành; cầu vòm bắc qua hào nước; các tiểu công viên, chỉnh trang cầu tại các cổng thành; nạo vét bùn đất và vệ sinh lòng hào, mái hào và chống thấm thành hào...
Theo lãnh đạo UBND huyện Diên Khánh, tổng diện tích đất trong khu vực thành cổ Diên Khánh hơn 251.768m². Dự án sẽ giải tỏa khoảng 55.451m² đất thành cổ, hơn 39.000m² đất cơ quan đoàn thể, hơn 105.250m² đất các hộ dân đang sử dụng.
Sau khi chủ đầu tư dự án bàn giao cọc mốc, địa phương sẽ giải phóng mặt bằng để đơn vị thi công triển khai xây dựng.
Ông Nguyễn Thanh Hiến - giám đốc Ban Quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa - cho biết dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh hiện tại đã triển khai xong thiết kế bản vẽ thi công, đang tiến hành thẩm tra.
Đồng thời, đơn vị đang trình lấy ý kiến Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đơn vị tư vấn đang làm báo cáo kiểm tra giám sát bản đồ để trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
Sau đó, ban sẽ làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất và UBND huyện Diên Khánh để ban hành quyết định thu hồi đất thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án.
Ban cũng đang triển khai công tác thiết kế bản vẽ thi công dự án, dự kiến sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu trong tháng 9-2024.
"Bước thiết kế đã trình cho Cục di sản để thẩm định vì đây là di tích lịch sử cấp quốc gia, việc tu bổ tôn tạo phải dựa trên nguyên tắc bảo tồn giá trị nguyên gốc", ông Hiến nói.
Thành cổ Diên Khánh được xây dựng năm 1793, trên diện tích 3,5ha, chiều dài thành 2.600m, tường thành cao 3,5m. Công trình này là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Khánh Hòa từ năm 1802 đến 1945.
Năm 1988, thành cổ được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
Chưa đầy một tuần sau khai giảng, TP.HCM đã xuất hiện 5 ổ dịch sởi tại các trường tiểu học.
Theo kết quả khảo sát mới của Hiệp hội nghiên cứu an sinh xã hội Hàn Quốc, chỉ có 4% phụ nữ độc thân ở độ tuổi 20 và đầu độ tuổi 30 tại Hàn Quốc cho rằng việc kết hôn và sinh con là cần thiết.
Lễ hưởng ứng Cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ lần thứ IV vừa được phát động tại Nghệ An. Cuộc thi dành cho tất cả thiếu nhi Việt Nam độ tuổi từ 6 – 15 tuổi; các liên đội trường tiểu học, THCS và các nhà thiếu nhi trên cả nước.
14 học sinh ở Tokyo nhập viện sau khi ăn khoai tây chiên giòn siêu cay, nguyên liệu làm từ một loại 'ớt ma' nguồn gốc Ấn Độ.
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Giáo dục sáng tạo lần thứ 11 diễn ra tại Qatar, với sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu đến từ 53 quốc gia, gồm các nhà hoạch định chính sách, học giả, lãnh đạo thanh niên, nhà quản lý giáo dục. Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.
Ngày 25.12 tới đây, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trưng bày các tác phẩm “Văn học công nhân và những tác phẩm tiêu biểu đã được giải thưởng”...
Công an tỉnh Kiên Giang cùng doanh nghiệp địa phương đã hỗ trợ Zheng Huanyi ở huyện Thặng Tứ (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) bị bỏ rơi ở huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) về lại Trung Quốc ngày 26-6.
Sáng 28/7, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lạng Sơn, Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội nghị tọa đàm sĩ quan trẻ năm 2023 với chủ đề “Tuổi trẻ lực lượng vũ trang Lạng Sơn xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội cụ Hồ thời kỳ mới”. Có hàng trăm sĩ quan trẻ trong lực lượng tham gia với nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chân tình.
Hồ Ngọc Hà đãi cả nhà mâm bún đậu full topping với chả cốm ăn kèm mắm tôm, rau sống, thích hợp trong ngày hè ở TP HCM.