Khai thác, phát triển dữ liệu để phục vụ nhân dân

12:46 05/02/2025

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) - nêu rõ nghị quyết 57 đi sâu vào bản chất của sự phát triển trong thời gian tới và xây dựng nền tảng cho kỷ nguyên mới.

Đến nay, ứng dụng định danh điện tử VNeID mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Cương dẫn lời Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định phải xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất.

Nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu

Thiếu tướng NGUYỄN NGỌC CƯƠNG

* Thưa ông, ông có thể chia sẻ thêm về quan điểm của Tổng Bí thư về dữ liệu như nêu ở trên?

- Ngày nay, công nghệ phát triển đã chuyển hóa hình thức "xâm lược và khai thác" từ môi trường thực sang môi trường số.

Dữ liệu trở thành mục tiêu chiếm lĩnh và khai thác tài nguyên toàn cầu.

Với việc đầu tư hạ tầng công nghệ trải khắp thế giới, nắm giữ các thuật toán xử lý, mã nguồn hệ điều hành, công nghệ lõi đã giúp một số quốc gia kiểm soát toàn bộ thế giới thông qua dữ liệu thu được, mở rộng quyền lực, khai thác lợi ích mà các quốc gia khác ít có thể tác động.

Đó cũng lý giải vì sao tỉ phú Elon Musk đã nói: "Toàn bộ dữ liệu và tri thức do con người tạo ra đã được khai thác hết trong quá trình đào tạo trí tuệ nhân tạo".

Trong khi một số quốc gia đã hoàn thành mục tiêu "thâu tóm dữ liệu" thì chúng ta mới chỉ đang ở giai đoạn phát hiện tiềm năng của dữ liệu, bước đầu có những bước đi để khai phá tiềm năng đó.

Việt Nam có tiềm năng lớn nhờ vào nguồn dữ liệu phong phú từ dân số trẻ, nền kinh tế đang tăng trưởng và thị trường nội địa sôi động.

Tuy nhiên, để không tụt hậu, cần nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu, hoàn thiện khung pháp lý và khuyến khích hợp tác công - tư trong lĩnh vực này.

Nếu làm tốt, dữ liệu sẽ trở thành động lực quan trọng đưa Việt Nam vươn tầm mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới.

Một số dữ liệu trên VNeID đến nay - Tổng hợp: THÀNH CHUNG - Đồ họa: T.ĐẠT

* Chúng ta mới chỉ đang ở giai đoạn phát hiện tiềm năng của dữ liệu, bước đầu có những bước đi để khai phá tiềm năng quan trọng này. Vậy chúng ta có sợ tụt hậu vì sự chậm trễ này không?

- Việc khai phá nguồn dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đang là xu hướng toàn cầu. Trên thế giới, các quốc gia tiên phong trong việc khai thác dữ liệu như Mỹ, Trung Quốc, Singapore hay các nước châu Âu đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhờ ứng dụng dữ liệu vào AI, phân tích thị trường, quản trị xã hội và ra quyết định chính sách.

  • Bộ Công an đề xuất mới về danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi, 18 loại dữ liệu quan trọng

  • Sao không 'làm sạch' dữ liệu nợ thuế?

  • Từ 1-1-2025, cảnh sát giao thông được khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm

Họ không chỉ dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ cao mà còn tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường toàn cầu.

Với việc mới chỉ ở bước đầu khai phá tiềm năng của dữ liệu đặt ra cho chúng ta nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên trong "thách thức có cơ hội", nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội lớn này sẽ tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, sẽ thúc đẩy nền kinh tế dữ liệu, từ đó tạo ra bước chuyển mình cho quốc gia, cho dân tộc.

Thực tế cho thấy Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu và đang nỗ lực để bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

Sự ra đời của nghị quyết 57 của Bộ Chính trị là tín hiệu vui không chỉ với riêng cộng đồng khoa học công nghệ, cộng đồng làm chuyển đổi số mà còn cho tất cả người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực, phấn đấu để đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2030 và 2045.

Trong đó quan điểm chỉ đạo đã xác định bên cạnh thể chế, nhân lực, hạ tầng và công nghệ chiến lược thì dữ liệu là nội dung trọng tâm, cốt lõi.

Đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.

Dữ liệu là "không khí và ánh sáng" có nghĩa phải sử dụng được và phát huy giá trị tiềm năng của dữ liệu như không khí và ánh sáng đối với muôn vật, muôn loài. Đây là quan điểm rất mới, thực tiễn và khái quát hóa cao độ về giá trị dữ liệu của Tổng Bí thư.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương

Lấy nhân dân làm trung tâm

* Vậy chúng ta phải làm gì để hiện thực hóa biến dữ liệu thành nguồn tài nguyên mới, thưa ông?

- Thứ nhất, tập hợp dữ liệu. Trách nhiệm của chúng ta là thu thập, tạo lập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho phát triển đất nước.

Trong kỷ nguyên số, bất kỳ hoạt động nào của con người hoặc máy móc đều sinh ra dữ liệu.

Chuyển đổi số thúc đẩy quá trình tạo lập và tích lũy dữ liệu vượt xa các chuẩn mực về tư liệu sản xuất từng có trong lịch sử. Dữ liệu tăng cấp số nhân trong khoảng thời gian ngày càng ngắn lại.

Thứ hai, làm chủ các công nghệ xử lý dữ liệu. Tự chủ, làm chủ các công nghệ cần thiết phục vụ xử lý dữ liệu như AI, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, bán dẫn, chuỗi khối, lượng tử, điện toán biên, sinh trắc học, 5G, 6G...

Thứ ba, xác định trụ cột dữ liệu. Bốn bộ phận cấu thành của dữ liệu khai phá là dữ liệu con người, dữ liệu vị trí, dữ liệu hoạt động, dữ liệu vật phẩm đã phản ánh bản chất của nhu cầu trong kỷ nguyên mới và trở thành đối tượng thu thập, xử lý.

Thứ tư, khai phá tiềm năng của dữ liệu. Trước đây, đất đai là tài nguyên của kỷ nguyên nông nghiệp, quặng sắt là tài nguyên của kỷ nguyên công nghiệp, dầu mỏ là tài nguyên của kỷ nguyên công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì nay dữ liệu trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất bất tận trong kỷ nguyên số.

Dữ liệu kết hợp chặt chẽ với lực lượng sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ dữ liệu có giá trị cao hơn. Nếu dữ liệu là điều kiện cần của quá trình sản xuất vật chất thì lực lượng sản xuất chính là chủ thể, đóng vai trò quyết định sự phát triển của sản xuất.

Dữ liệu được cải tiến, lực lượng sản xuất sẽ thay đổi, có trình độ nhận thức cao hơn, bảo đảm yêu cầu làm chủ và tự chủ, làm thay đổi cán cân tỉ lệ lực lượng lao động theo hướng có trình độ cao hơn.

Thứ năm, xác định vai trò trung tâm của dữ liệu trong kỷ nguyên mới. Mục đích của phát triển dữ liệu là hướng tới người dân, lấy nhân dân làm trung tâm và phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Dữ liệu phục vụ trực tiếp nhiệm vụ quản trị quốc gia, quản trị xã hội, hoạch định chính sách và cải thiện sự minh bạch.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai dịch vụ công về các dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công quốc gia và kết nối thành công cơ sở dữ liệu quốc gia - Ảnh: HỮU HẠNH

* Định hướng lớn năm 2025 là "dữ liệu hóa nền kinh tế", ông có thể chia sẻ thêm về định hướng này?

- Kinh tế dữ liệu là toàn bộ hoạt động của nền kinh tế sẽ dựa trên dữ liệu để tăng trải nghiệm người dùng, hiểu rõ hơn về thị trường, tối ưu hóa quy trình, cải thiện sản phẩm dịch vụ và đưa ra quyết định chiến lược.

Tích lũy thặng dư dữ liệu hành vi sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Dữ liệu tạo ra sự đột biến kinh tế, sự phát triển vượt bậc, là yếu tố then chốt định hình mô hình kinh tế lấy dữ liệu làm trung tâm, lấy chuyển đổi số làm nền tảng.

Định hướng lớn của Việt Nam đến năm 2025 với mục tiêu "dữ liệu hóa nền kinh tế" là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và xây dựng nền kinh tế số.

Để đạt được mục tiêu này, việc dữ liệu hóa không chỉ dừng lại ở phục vụ quản lý nhà nước mà cần hướng tới việc cung cấp dữ liệu trở lại cho doanh nghiệp, người dân và các bên liên quan, từ đó tạo động lực phát triển kinh tế và xã hội.

Các lĩnh vực cần "dữ liệu hóa" phù hợp với quy định của pháp luật, trực tiếp là Luật Dữ liệu.

Trên cơ sở yêu cầu thực tiễn của công cuộc chuyển đổi số và xây dựng kỷ nguyên mới, Bộ Công an đã phân tích hơn 6.000 trường thông tin thuộc trách nhiệm của 29 đơn vị bộ, ngành, địa phương cần đồng bộ về Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như dữ liệu về pháp nhân, dữ liệu về tài sản, dữ liệu về địa chỉ, địa chính, nền địa lý...

Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản về lộ trình xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kịp thời số hóa, đồng bộ dữ liệu về Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia phục vụ các bài toán phân tích của Chính phủ, đồng thời cung cấp dữ liệu mở cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Dữ liệu hóa nền kinh tế là một nhiệm vụ chiến lược và đòi hỏi sự đồng lòng từ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên, nhưng để đạt mục tiêu vào năm 2025, cần tăng tốc trong việc đầu tư hạ tầng dữ liệu, xây dựng khung pháp lý minh bạch và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong khai thác và sử dụng dữ liệu.

Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong cuộc đua kinh tế số.

* PGS.TS, đại biểu NGUYỄN NGỌC SƠN (ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội):

Cơ hội để Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được kỳ vọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, là chìa khóa để cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao năng suất lao động và tạo ra các mô hình kinh doanh mới.

Giới chuyên gia và các nhà khoa học bày tỏ kỳ vọng nghị quyết là cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về mặt thể chế gắn với sự phát triển khoa học công nghệ đã tồn tại trong thời gian qua.

Nhất là nghị quyết đã cho phép có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra.

Đồng thời chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Trong thời gian tới, để Việt Nam bắt kịp và tiến nhanh trong hành trình phát triển khoa học công nghệ, cần đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo công nghệ và tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ.

Bên cạnh đó, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện cho các start-up công nghệ phát triển, hỗ trợ về vốn, chính sách và cơ sở hạ tầng; thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu, phát triển (R&D) công nghệ hiện đại, thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia.

Cũng cần thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ; mở cửa hơn nữa để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, đồng thời yêu cầu chuyển giao công nghệ.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như AI, blockchain, năng lượng tái tạo và công nghệ xanh.

Hạ tầng công nghệ thông tin cần được cải thiện bằng việc đầu tư nâng cấp hạ tầng số, đặc biệt là mạng lưới 5G, dữ liệu lớn, điện toán đám mây...

Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới; đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số... cũng là những việc làm cần thiết.

* Bà NGUYỄN ĐỖ QUYÊN (phó tổng giám đốc FPT Retail kiêm giám đốc điều hành FPT Long Châu):

Quyết định đột phá, kỳ vọng lớn lao

Là doanh nghiệp liên quan chăm sóc sức khỏe người Việt trên cơ sở liên tục đầu tư phát triển nền tảng công nghệ trong suốt 3 năm qua, FPT Long Châu đón nhận các quyết sách đột phá từ nghị quyết 57 trong sự hân hoan và kỳ vọng lớn lao, trong đó thực sự coi dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, tư liệu sản xuất mới.

Chẳng hạn việc người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên VNeID và ngược lại, có thể dùng VNeID đăng nhập mua thuốc trên ứng dụng (app) Long Châu để được giao thuốc miễn phí trên khắp 63 tỉnh thành.

Tiện ích mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID là một cấu phần của sổ sức khỏe điện tử, nhằm hoàn thiện toàn trình chăm sóc sức khỏe của người dân.

Đây là một tính năng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc chủ động theo dõi lịch sử khám chữa bệnh, toa thuốc và lịch sử mua thuốc trên VNeID. Tất cả được tận dụng nhờ có nguồn dữ liệu đủ và đúng.

Kinh nghiệm nhìn từ các nước

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương dẫn một số ví dụ về ứng dụng dữ liệu trong phát triển kinh tế - xã hội:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh: Ứng dụng dữ liệu thời tiết, đất đai, cây trồng giúp tối ưu hóa sản lượng, giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng giá trị nông sản.

Ví dụ, Israel đã sử dụng công nghệ dữ liệu để phát triển hệ thống tưới tiêu thông minh, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả canh tác.

Nếu Việt Nam tận dụng dữ liệu tốt hơn trong nông nghiệp, đặc biệt ở vùng ĐBSCL, thì sản lượng lúa gạo và trái cây xuất khẩu có thể gia tăng đáng kể, giúp củng cố vị thế là quốc gia nông sản hàng đầu.

- Trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử: Các nền tảng như Amazon, Alibaba đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng và trải nghiệm khách hàng nhờ phân tích dữ liệu hành vi người dùng.

Việt Nam có thể học hỏi để phát triển logistics nội địa và quốc tế, giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Việc sử dụng dữ liệu phân tích để tối ưu hóa hành trình giao hàng và quản lý kho bãi sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh trong khu vực.

- Trong lĩnh vực đô thị thông minh: Singapore đã thành công với mô hình Smart Nation - sử dụng dữ liệu để quản lý giao thông, năng lượng và dịch vụ công hiệu quả.

Kết quả là chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

Nếu Hà Nội hay TP.HCM triển khai các giải pháp tương tự, từ quản lý giao thông đến giám sát môi trường, thì không chỉ giảm áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn thu hút du lịch và đầu tư.

Có thể bạn quan tâm
Xây dựng 'Thế trận lòng dân' trên không gian mạng

Xây dựng 'Thế trận lòng dân' trên không gian mạng

04:40 25/04/2024

Hiện nay, hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước diễn biến hết sức phức tạp trên không gian mạng. Do vậy, xây dựng “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là một yêu cầu cấp thiết góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là sự tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; quản lý, điều hành của Nhà nước về phát triển, vận hành trong...

Google Maps bị kiện vì chỉ đường qua cầu sập gây chết người

Google Maps bị kiện vì chỉ đường qua cầu sập gây chết người

07:50 23/09/2023

Gia đình tài xế thiệt mạng sau khi lái xe vào cây cầu bị sập theo chỉ dẫn của Google Maps đang kiện gã khổng lồ công nghệ.

Thái giám ngoại quốc đầu tiên khiến cả một triều đại Trung Hoa lụi tàn

Thái giám ngoại quốc đầu tiên khiến cả một triều đại Trung Hoa lụi tàn

05:30 27/03/2023

Phác Bất Hoa là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay), sinh vào thời vua Nguyên Văn Tông (1304-1332). 7 tuổi, Phác Bất Hoa tịnh thân, vào cung làm nô tài chuyên lo quét dọn, trà nước. Kỳ Lạc, tiểu cung nữ đồng hương với Phất Bác Hoa, trở thành bạn thân ông ta. Thời gian trôi qua, Kỳ Lạc lớn lên trở thành thiếu nữ xinh đẹp diễm lệ. Thỏa Hoan Thiệp Mộc Nhĩ, con trai vua Nguyên Văn Tông, một lần chơi đùa trong cung nhìn thấy Kỳ Lạc bèn đưa nàng về...

Tiền ảo Pi tuyên bố có 60 triệu người dùng

Tiền ảo Pi tuyên bố có 60 triệu người dùng

19:30 29/06/2024

Pi Network cho biết dự án tiền ảo này hiện có 60 triệu người tham gia mạng lưới, tăng gần 10 triệu so với cách đây ba tháng.

Vệ tinh nặng hơn 2 tấn của châu Âu bốc cháy, rơi xuống trái đất

Vệ tinh nặng hơn 2 tấn của châu Âu bốc cháy, rơi xuống trái đất

16:50 22/02/2024

Vệ tinh khí hậu ERS-2 của Châu Âu đã bốc cháy trên Thái Bình Dương trong quá trình quay trở lại không kiểm soát sau 30 năm bay trên quỹ đạo. Không có thiệt hại do các mảnh vỡ rơi xuống được báo cáo.

Đập vỡ hòn đá nhiều lớp như củ hành, người đàn ông choáng với thứ bên trong

Đập vỡ hòn đá nhiều lớp như củ hành, người đàn ông choáng với thứ bên trong

15:50 09/09/2023

Một người đàn ông họ Lu sống ở thành phố Tất Tiết, thuộc tỉnh Quý Châu ở Trung Quốc khi leo núi vô tình tìm thấy một hòn đá hình thù rất kỳ lạ. Hòn đá có vẻ ngoài giống hệt một củ hành tây, nên anh ta mang nó về nhà. Sau đó, anh Lu lấy một chiếc cuốc để đập ra xem bên trong hòn đá có gì. Nào ngờ, sau khi gạt bên ngoài, anh Lu nhận thấy tảng đá này có rất nhiều lớp bên trong, chúng xếp chồng lên nhau thực sự rất giống một củ hành tây. Đặc biệt...

Khám phá hang động mới được phát hiện có thạch nhũ siêu đẹp ở Thanh Hóa

Khám phá hang động mới được phát hiện có thạch nhũ siêu đẹp ở Thanh Hóa

21:40 20/04/2024

Trong quá trình khai thác đá tại xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hoá), một doanh nghiệp đã phát hiện hang động với hệ thống nước ngầm, nhiều nhũ thạch tự nhiên...

Công ty Trung Quốc sẽ vận chuyển hàng bằng tên lửa

Công ty Trung Quốc sẽ vận chuyển hàng bằng tên lửa

05:00 06/04/2024

Công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Group Holding đang hợp tác với nhà phát triển tên lửa nội địa với mục tiêu vận chuyển hàng hóa tới mọi nơi trong vòng một giờ.

Viettel chạy đua nước rút để mỗi người dân có điện thoại kết nối Internet

Viettel chạy đua nước rút để mỗi người dân có điện thoại kết nối Internet

17:00 09/10/2024

Viettel đang bước vào giai đoạn nước rút để đưa smartphone đến tay mọi người dân, đặc biệt khi thời điểm tắt sóng 2G cận kề. Gần 10 triệu điện thoại “cục gạch” đã và đang được Viettel chuyển đổi.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới