Tối 12-11, tại Nhà hát TP.HCM diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Sân khấu TP.HCM. Liên hoan diễn ra từ 12 đến 29-11, thu hút 20 đơn vị với 25 vở diễn tham gia. Song song với liên hoan, ban tổ chức thực hiện triển lãm ảnh tại hai địa điểm.
Đến dự buổi khai mạc có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Trịnh Thúy Mùi, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Trần Thế Thuận.
Ban tổ chức công bố ban giám khảo của liên hoan gồm NSND Trần Minh Ngọc, NSND Giang Mạnh Hà, NSND Lê Khanh, NSND Trung Hiếu, NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Công Ninh, tác giả Nguyễn Thu Phương.
Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Trần Thế Thuận, trưởng ban chỉ đạo liên hoan, nhấn mạnh trong những năm gần đây, sân khấu kịch nói thành phố có nhiều nỗ lực trong đầu tư kịch mục, nghiên cứu xây dựng phong cách kịch riêng, phân khúc khán giả để định hình thương hiệu.
Tuy nhiên sân khấu kịch thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở như nguồn kịch bản chất lượng, đội ngũ tác giả, đạo diễn trẻ có nhiều tiến bộ nhưng để kế thừa tài năng, kiến thức toàn diện như các thế hệ đi trước thì vẫn còn khoảng cách.
Ngoài ra còn những khó khăn về cơ sở vật chất, sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật hiện đại…
Do đó, ông nói liên hoan được tổ chức nhằm: "Đánh giá cụ thể về chất lượng hoạt động, đội ngũ, công tác tổ chức biểu diễn… của sân khấu kịch thành phố.
Đồng thời, mong muốn tạo ra một sân chơi nghề nghiệp giàu tính chuyên môn cho các đơn vị kịch nói thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho văn nghệ sĩ tham gia cuộc thi nghề nghiệp cấp quốc gia, làm dày thành tích cá nhân.
Từ đó góp phần định hướng hoạt động nghệ thuật, thúc đẩy các đơn vị xây dựng chương trình, tác phẩm ngày càng nâng cao chất lượng".
TP.HCM là nơi có hoạt động sân khấu xã hội hóa mạnh nhất cả nước, đặc biệt là sân khấu kịch nói. Tuy nhiên, phải mất hơn 20 năm, thành phố mới có liên hoan sân khấu chuyên nghiệp của riêng mình.
Lần này liên hoan dành cho thể loại kịch nói, những đợt kế tiếp sẽ lần lượt dành cho cải lương, hát bội, múa rối, xiếc...
Đây cũng là liên hoan mà các đơn vị kịch nói ở thành phố tham gia đầy đủ nhất.
Trong đó, có đơn vị gần như nói không với liên hoan, hội diễn 15 năm nay như Nhà hát kịch Idecaf, kể từ lần cuối tham gia năm 2009 với vở Ngàn năm tình sử.
Nghệ sĩ Thành Lộc cũng từng ấy năm không tham gia liên hoan. Nay sự góp mặt của anh với vở Giáng Hương (Sân khấu Thiên Đăng) cũng gây được chú ý với khán giả.
Chia sẻ trước thềm liên hoan, Thành Lộc cho biết đụng mấy liên hoan anh ngán đến tận cổ vì có những vấn đề khiến anh bức xúc.
Tuy nhiên, anh nhớ hồi còn ở sân khấu cũ anh từng tham gia Liên hoan sân khấu mùa thu của TP.HCM, một liên hoan rất vui và mang tính chất hội hè, thi thố không quá nặng nề mà giống như các đơn vị có "con" đẹp xinh thì khoe ra với nhau chơi.
Vì vậy, lần này thành phố tổ chức liên hoan, anh và Sân khấu Thiên Đăng quyết định tham gia.
Anh nghĩ rằng TP.HCM chúng ta có một liên hoan riêng cho mình là đúng bởi vì cả nước chỉ có thành phố ta hoạt động sân khấu xã hội hóa mạnh nhất. Mỗi sân khấu lại có màu sắc riêng, rất đa dạng.
Thành Lộc hy vọng đây là một liên hoan tạo ra được sự vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, niềm đam mê, tình yêu nghề giữa các thế hệ nghệ sĩ kịch nói.
Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần 1-năm 2024 do Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phối hợp Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP.HCM và các ban ngành cùng tổ chức.
Liên hoan diễn ra từ 12 đến 29-11, thu hút 20 đơn vị với 25 vở diễn tham gia. Song song với liên hoan, ban tổ chức thực hiện triển lãm ảnh tại hai địa điểm.
Tại Công viên Lam Sơn, trưng bày 68 hình ảnh với chủ đề Liên hoan Sân khấu kịch TP.HCM năm 2024 - Khát vọng Phương Nam giới thiệu các tác phẩm tham gia liên hoan cùng các hoạt động, vở diễn, nghệ sĩ của 20 đơn vị nghệ thuật sân khấu kịch, các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật tại TP.HCM.
Tại Nhà hát TP.HCM, triển lãm 60 hình ảnh chủ đề Dấu ấn Sân khấu kịch TP.HCM với những tư liệu quý về lịch sử phát triển kịch nói thành phố từ những ngày đầu thành lập đến hôm nay.
La Quốc Bảo (26 tuổi) hiện độc lập nghiên cứu về mỹ thuật và thiết kế ứng dụng di sản. Anh từng được nhắc đến với bộ sưu tập giày phủ họa tiết cung đình Huế, đồng thời là tác giả dự án tái hiện lễ phục triều Nguyễn.
Hơn 250 học sinh, sinh viên của 50 đội bóng rổ, thuộc 29 trường THPT và đại học trên địa bàn TP.HCM và Bình Dương tham gia giải đấu bóng rổ học sinh, sinh viên.
Một nhà máy xử lý rác thải tái chế ở Thượng Hải hút khách du lịch nhờ rừng cây xanh tốt, vườn hoa rực rỡ và động vật hoang dã.
Văn hóa cây tre Theo PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó TBT Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, “cây tre Việt Nam” là khái niệm được nhiều nhà ngoại giao nhắc đến khi đề cập chính sách đối ngoại của Việt Nam. Khái niệm này không phải là mới, mà là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực h...
Hãy trang bị cho mình kiến thức để phát hiện và tự bảo vệ mình khỏi những 'con mắt' ẩn mình rất kỹ.
Ngày 7/3/2024, tại quần thể văn hóa tâm linh Fansipan (Sa Pa), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức Đại lễ cầu quốc thái dân an.
Ngày 21/3, T.Ư Đoàn và Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024-2030.
Công viên rừng Chương Dương trước đây là bãi rác gần 9.000 m2 được người dân phố Hàm Tử Quan, quận Hoàn Kiếm dọn sạch, trồng cây, kéo điện và lắp đặt máy tập thể dục.
Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Anh (RCS) ghi tên Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc trong mạng lưới toàn cầu