Kẹt xe nghiêm trọng đã làm tê liệt một cây cầu vượt, tồi tệ đến mức nhiều người phải bỏ xe lại đi bộ về nhà.
Bengaluru, hay còn gọi là Bangalore, là thủ phủ bang Karnataka, Ấn Độ. Thành phố lớn thứ 27 thế giới nổi tiếng về tình trạng kẹt xe thường xuyên.
Theo tờ báo ô tô Ấn Độ Cartoq, ở đây, mọi người có thể bị kẹt bất cứ lúc nào. Và thời gian khủng hoảng có thường kéo dài từ hàng chục phút đến hàng giờ.
Gần đây, sau một cơn mưa lớn, cầu vượt Electronic City của thành phố đã bị kẹt suốt 3 tiếng đồng hồ. Bực bội vì tình trạng hỗn loạn, nhiều người đã xuống xe, để ô tô lại và bắt đầu đi bộ về nhà.
Bengaluru nổi tiếng là thành phố công nghệ, thu hút lực lượng chuyên gia công nghệ thông tin đông đảo. Electronic City chính là cây cầu nổi tiếng kết nối giữa trung tâm công nghệ (có thể ví von như Thung lũng Silicon của địa phương) và trung tâm thành phố.
Do đó, Cartoq cho biết nhiều người bị mắc kẹt trên cầu chính là những người làm trong ngành IT đang trở về nhà từ văn phòng và gặp ùn tắc. Tình trạng tắc nghẽn trở nên tồi tệ hơn do có khu vực bị ngập nước vì mưa lớn.
Tình trạng tồi tệ đến mức, cảnh sát phải đóng một đầu cầu để giải tỏa hết lượng xe có trên cầu mới mở lại. Nhưng cũng chính vì vậy, nhiều xe phải rẽ hướng khác và gây thêm tắc nghẽn ở những khu vực xung quanh. Ngay cả như vậy, tình trạng tắc nghẽn cũng không được giải quyết nhanh chóng, dẫn đến tình trạng bỏ xe đi bộ về nhà.
Shilpa Rao, một kỹ thuật viên làm việc ở "thành phố công nghệ", chia sẻ trên X: "Tôi tan làm lúc 17h30 và về nhà lúc 21h30. Xe không hề nhúc nhích dù chỉ 1cm trong suốt 2 tiếng. Đến 19h30, chúng tôi đi được 300m rồi lại chôn chân. Phải mất 3 tiếng để thoát khỏi cầu vượt. Nhiều người đã đi bộ về nhà".
Video ghi lại cảnh tượng này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Hàng loạt cư dân mạng bày tỏ sự thất vọng và chia sẻ những trải nghiệm tương tự.
- Cầu vượt 4 làn, đường cao tốc 6 làn và đường dịch vụ 2 làn ở cả hai bên đường cao tốc! Tổng cộng 14 làn và vẫn kẹt xe!
- Không ngạc nhiên. Không được phép làm việc từ xa thì thảm họa này sớm muộn đều sẽ xảy ra thôi.
- Cây cầu này đúng là vô dụng. Ngay cả khi được hoàn thiện cũng không thể giải quyết tình trạng tắc nghẽn, vậy mà vẫn phải đóng phí.
- Nên chuyển đến những thành phố nhỏ hơn cho yên bình.
- Tăng cường phương tiện công cộng là giải pháp ổn thỏa nhất.
- Tôi đã gặp tình huống tương tự cách đây khoảng 2 năm, khi tôi còn cách nhà chưa đầy 1km vào khoảng 23h. Đường tắc rất nhanh khi nước dâng lên, khiến tôi chỉ có thể về đến nhà lúc 1h45 sáng hôm sau, dù chỉ cách nhà 1km!
- Nếu có sự cố y tế khẩn cấp, nạn nhân sẽ không thể sống sót. Chỉ 2km nhưng tắc gần 3 tiếng.
Tình trạng tồi tệ đến mức ngay sau đó, chính quyền bang đã ban hành khuyến cáo các công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa để giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông trong thời tiết khắc nghiệt.
Quảng Ngãi ban hành định mức ôtô phục vụ công tác chung. Theo đó, cấp huyện ở Quảng Ngãi sẽ có 32 ôtô (trong tổng số 70 xe) có định...
Các chuyên gia cho rằng điều kiện trên Mặt Trăng quá khắc nghiệt ngay cả với gấu nước, sinh vật được cho là sống dai nhất.
TP - Các kỹ sư Trung Quốc hôm qua bắt đầu khoan một lỗ siêu sâu mới, 10.520 mét, vào lớp vỏ Trái đất để tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những lỗ khoan sâu nhất thế giới.
Khi đi đăng kiểm, chủ phương tiện thường nộp luôn phí đường bộ trong thời hạn đăng kiểm. Thế nhưng khi chưa hết hạn đăng kiểm mà xe bị hủy...
Một người phụ nữ đã khiến cảnh sát phải ngạc nhiên khi tự gọi điện báo cáo hành vi trộm xe của chính mình. Vụ việc kỳ lạ này đã đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ thực sự của người phụ nữ.
Cách đây 72 năm, hòn đảo Elugelab ở Thái Bình Dương biến mất ngay lập tức sau khi quả bom hydrocao 6 m và nặng 20 tấn giải phóng lực nổ lên đến 10,4 mega tấn.
Nhà mạng di động lớn nhất Ukraina , Kyivstar, vừa phải nhận một cuộc tấn công mạng lớn nhất kể từ khi cuộc xung đột với Nga diễn ra, khiến...
Hàng tấn ngao tím dạt chất đống vào bờ biển Cửa Lò, Nghệ An. Người dân mang bao tải, rổ đổ xô đi nhặt 'lộc biển'.
Trong hơn 100 năm, xác tàu chiến Anh nằm trên đáy biển, bị bao phủ bởi những con hà và tảo biển sau khi trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức trong Thế chiến I.