TS Võ Trung Âu (33 tuổi) vừa được chọn làm chủ tịch Hội Cựu du học sinh TP.HCM nhiệm kỳ 2019 - 2024. Anh trở về sau nhiều năm học tập, nghiên cứu tại Hungary.
Anh sinh ra ở một vùng quê thuộc huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Ký ức ngày bé của anh là sống cùng ông bà nội nhiều hơn do cha mẹ bận rộn công việc. "Tuy cha rất bận việc nhưng luôn kèm cặp, hun đúc niềm đam mê học hành trong tôi", anh Âu kể. Anh nói tiếp:
- Sức học của tôi bật lên khi vào phổ thông, nhất là môn hóa. Tôi bắt đầu nhận ra đam mê và tự tạo áp lực cho mình, thường thức khuya học. Tôi thấy may mắn khi được học trong môi trường mà bạn bè đều học giỏi, phấn đấu hết mình với ước mong thay đổi cuộc sống gia đình, khát vọng thoát nghèo nên sự cố gắng ấy không chỉ đơn thuần là sự tranh đua điểm số.
* Một trong những rào cản khi quyết định du học là ngoại ngữ, với bạn điều này thế nào?
- Tiếng Anh với tôi là một thử thách lớn vì ở quê, điều kiện học tiếng Anh hầu như không có. Tôi chật vật với môn học này cho đến năm thứ ba đại học. Một cô giáo hướng dẫn hỏi tôi có thật sự muốn đi du học không cô sẽ cho tiền đi học tiếng Anh.
Tôi cảm động vì niềm tin cô dành cho mình, tập trung học ngày đêm. Nhưng đúng là không dễ dàng gì khi chất giọng Quảng khá nặng khiến cho kỹ năng nói tiếng Anh của tôi thành áp lực với người nghe. Nhưng mọi thứ dần tốt lên nên khi ra trường, tôi đã có thể giao tiếp tiếng Anh ở các hội thảo và viết bài báo khoa học.
* Bạn có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp?
- Tôi thích môn hóa, có đọc một bài báo đề cập công nghệ sinh học sẽ là ngành mũi nhọn của thế kỷ 21 và quyết định chọn theo ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Tôi muốn góp phần phát triển nông nghiệp trong nước, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc tách, chiết xuất hợp chất tự nhiên từ dược liệu Việt Nam.
Từ năm thứ ba tôi bắt đầu nghiên cứu dược liệu, nấm. Khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có hai bài báo quốc tế và một bài báo trong nước, tham gia ba hội nghị khoa học quốc tế. Nhờ vậy, tôi được các giáo sư giới thiệu và được cấp học bổng du học của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO).
Tôi chọn Hungary một phần vì tò mò tại sao một quốc gia chỉ gần 10 triệu dân nhưng lại có đến 13 giải Nobel.
Nền nông nghiệp Hungary mỗi năm sản xuất một lần nhưng năng suất cao bằng Việt Nam làm hai vụ, đặc biệt họ không dùng thực phẩm biến đổi gene. Tôi học đầy háo hức và say mê.
Tốt nghiệp thạc sĩ, tôi tiếp tục được nhận học bổng tiến sĩ bằng học bổng Hiệp định giữa Hungary - Việt Nam và tốt nghiệp với điểm số 4.92/5.
* Bạn còn hoạt động Đoàn - Hội khá sôi nổi, vậy cân đối thời gian ra sao giữa học và hoạt động?
- Khi học tại Trường Szent Istvan (TP Godollo, Hungary), tôi làm chi hội trưởng Chi hội Sinh viên Việt Nam tại Godollo, sau đó làm phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary nhiệm kỳ 2015 - 2018 rồi làm chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2018 - 2021, từng nhận giải thưởng Sao tháng Giêng của Hội Sinh viên Việt Nam.
Tôi tham gia một phần để "trả ơn" sự hỗ trợ đầy ấm áp, nhiệt tình của các anh chị trong Hội Sinh viên những ngày đầu tôi đặt chân đến miền đất lạ.
Học tại Hungary, khoảng 60% sẽ thi vấn đáp và 40% thi tự luận.
Tôi chọn học nhóm với bạn bè nhiều hơn học thuộc lòng. Tôi thường thức và học bài vào lúc 4h sáng và chọn thái độ cầu thị nên việc cân đối mọi việc không đến nỗi tệ.
* Dự định của bạn là gì khi quyết định chọn về nước sau thời gian dài ở nước ngoài?
- Tôi về nước cuối năm 2020, có nguyện vọng cống hiến những điều tôi được học tập tại nước ngoài, không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn hoạt động cộng đồng.
Bên cạnh việc thành lập, điều hành Viện Nghiên cứu ứng dụng và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (3AI) hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp công nghệ, tôi cùng một số anh chị cựu du học sinh quyết tâm phát triển Hội Cựu du học sinh TP.HCM.
Chúng tôi hướng đến tổ chức các buổi gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bạn trẻ với cựu du học sinh, tài trợ học bổng cho những sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn nhưng khát khao du học, tổ chức các sự kiện văn hóa và giao lưu các nước, xây dựng mạng lưới kết nối để tăng tính hiệu quả, phát triển bền vững...
Thành lập từ năm 2011, Hội Cựu du học sinh TP.HCM (tiền thân là Hội Du học sinh TP.HCM) trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM, là nơi đoàn kết, tập hợp các cựu du học sinh TP.HCM từ khắp nơi đang làm việc, sinh sống tại TP.
Hội LHTN Việt Nam TP.HCM vẫn luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ và đồng hành với các hoạt động của đội ngũ du học sinh TP các năm qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để cựu du học sinh tại TP.HCM có được môi trường ý nghĩa, hiệu quả hơn trong việc kết nối, cống hiến sức trẻ trong các hoạt động vì sự phát triển của đất nước nói chung, TP.HCM nói riêng.
Anh NGÔ MINH HẢI (chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP.HCM)
Cục An toàn thực phẩm thu hồi hiệu lực hàng loạt giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ nhiều doanh nghiệp trên...
Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.
Tiệm cà phê 400 tuổi tại Amsterdam sẽ đóng cửa trong tháng này do áp lực từ quá tải du lịch, giá thuê và không cạnh tranh nổi với các quán nổi trên TikTok.
Ghi nhận tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Thanh Nhàn, trong khoảng 1 tuần nay số ca bệnh nhập viện do COVID-19 có xu hướng tăng nhẹ.
Hà Nam - Chiều 17.5, phật tử và người dân xếp hàng dài đội nắng, sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ để được chiêm bái xá lợi Đức Phật.
Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên FPT Long Châu tỏa đi các ngả đường TP HCM phát nước miễn phí cho người dân, đẩy lùi cơn khát giữa trưa nắng.
Bố tôi vừa nhập viện do ho, khó thở kéo dài, bác sĩ chẩn đoán bị xẹp phổi. Bệnh này có thể hồi phục không và điều trị bằng cách nào? (Trần Hà, Ninh Bình)
Bình Định - Ngày 21.5, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cơ sở y tế tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19...
Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây khí cười lớn, cảnh báo nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng từ “trò vui” nguy hiểm đang lan nhanh trong giới...