Để xảy ra hàng trăm ngàn hecta đất rừng bị lấn chiếm, xâm canh những năm qua, nay hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông lên kế hoạch thu hồi.
Ngày 29-10, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết tỉnh đã có kế hoạch thu hồi đất rừng bị lấn chiếm thời gian qua.
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có kết quả giám sát công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xác định trong 3 năm (2021 - 2023) có hơn 14.000ha rừng tự nhiên bị suy giảm, gần 128.000ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp bị lấn chiếm.
Bên cạnh đó, tình trạng người dân làm nhà ở, mua bán, sang nhượng đất rừng trái phép diễn ra phức tạp, nguy cơ tạo ra "điểm nóng".
Từ kết quả giám sát, HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xử lý dứt điểm các vụ vi phạm lấn, chiếm đất rừng, không để tồn đọng kéo dài.
Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vi phạm pháp luật về rừng nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
UBND tỉnh phải xây dựng phương án xử lý đối với gần 128.000ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp bị lấn chiếm, xâm canh và xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan.
Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Đắk Lắk đã lên kế hoạch về thời gian, đơn vị thực hiện thu hồi đất lấn chiếm.
Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2026 phải thu hồi toàn bộ 128.000ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trên địa bàn.
Để thực hiện kế hoạch, ngoài các tổ công tác đặc biệt của tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk giao các huyện thành lập ban chỉ đạo để xử lý, thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại địa bàn theo quy định của pháp luật.
Còn Đắk Nông thời gian qua đã tiến hành nhiều đợt thu hồi đất rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, xâm canh. Tuy nhiên, con số thu hồi được rất nhỏ so với thực trạng diện tích rừng, đất lâm nghiệp do nhà nước quản lý nhưng bị lấn chiếm, xâm canh.
Ông Phạm Tuấn Anh - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông - cho biết trên địa bàn tỉnh có khoảng 70.000ha đất rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để canh tác, sản xuất nông nghiệp.
Diện tích rừng bị mất, lấn chiếm nhiều nhất nằm ở các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Krông Nô… do ở những địa bàn này có hàng ngàn hộ dân di cư tự do từ phía Bắc vào cần đất để sản xuất.
Việc xử lý đối với những diện tích đất rừng, lâm nghiệp bị lấn chiếm cũng phải hết sức thận trọng vì gây ảnh hưởng đến sinh kế người dân, dễ tạo ra "điểm nóng".
Theo ông Anh, để giải quyết tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng trái phép, UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp thu hồi đất bị lấn.
Đối với những trường hợp người đang trực tiếp sử dụng đất trái phép phù hợp quy hoạch và cam kết, đồng thuận thì lập hồ sơ, cho thuê đất để tiếp tục ổn định sản xuất theo quy hoạch.
Đối với những diện tích đất thuộc quy hoạch 3 loại rừng thì yêu cầu người dân lấn chiếm phải cam kết sử dụng đất để trồng rừng hoặc sản xuất nông lâm kết hợp.
Giải pháp này, theo ông Phạm Tuấn Anh sẽ không làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và không làm vỡ quy hoạch ba loại rừng, nhằm đảm bảo duy trì ổn định tỉ lệ che phủ rừng.
Trong trường hợp người lấn chiếm đất trái phép không chấp hành thì cương quyết cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi, đưa vào phương án sử dụng đất theo quy hoạch. UBND tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo để thu hồi đất bị lấn chiếm giao về địa phương quản lý.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông nói thêm, đến nay tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững bằng phương thức nông lâm kết hợp và trồng cây phân tán giai đoạn 2021 - 2025 cho 13 đơn vị chủ rừng, tổng diện tích 5.925ha.
"Các địa phương đang rà soát, tổng hợp đối tượng, diện tích, hiện trạng đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để xử lý dứt điểm theo phương án đề ra, đảm bảo đúng quy định pháp luật", ông Phạm Tuấn Anh nói.
Bà Trương Mỹ Lan nhiều lần đưa cho ông Nguyễn Cao Trí tổng cộng 40 triệu USD khi thực hiện các thương vụ mua dự án, cổ phần, song bị chiếm đoạt sau khi bị bắt.
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đề nghị thu hồi sổ đỏ có tài sản gắn liền với đất của dự án nhà máy điện gió Hướng Linh 2 vì sai Luật Đất đai. Đây là dự án có trụ điện gió trồng ngoài đất được cấp mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh.
Ông Dương Quang Phục - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy (Kon Tum) được chuẩn y là Phó Bí thư Huyện ủy Sa Thầy.
Sự việc hy hữu xảy ra ở Hải An, Giang Tô, Trung Quốc, một người đàn ông nghi ngờ vợ mình có quan hệ bất chính với người khác nên vô cùng thất vọng, đau lòng. Vào thời khắc không kiềm chế được cảm xúc, người đàn ông dùng dao gắm định tự vẫn. May mắn thay, lúc này người vợ phát hiện kịp thời và ngăn cản. Sau khi trao đổi qua lại, người đàn ông không thể thoát khỏi tâm trạng tiêu cực, anh đề xuất ý tưởng hai vợ chồng cùng nhau nhảy sông tự tử để...
Tại nhiều trường đại học có những căn phòng đặc biệt giúp sinh viên xả stress, chia sẻ buồn vui.
TP - Nhiều ngư dân câu mực ở Quảng Ngãi, Quảng Nam kể lại, năm 1998 đã đi bạn trên tàu câu mực ở thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2000 đến nay, nghề câu mực ở Đà Nẵng giảm dần nên ngư dân về quê đóng tàu và bắt đầu những chuyến đi dài ngày ròng rã và tàu cập vào hoặc đi qua hầu hết các đảo Sơn Ca, An Bang, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Gạc Ma,…
Khi vừa tới sảnh cấp cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An, xe cứu thương bất ngờ phát ra tiếng nổ rồi bốc cháy dữ dội. Chỉ trong chốc lát, xe cứu thương đã cháy chỉ trơ lại khung sắt.
Khi đang cắt trộm sầu riêng, ông H. bị người người dân bắt quả tang. Sau đó, ông H. đã xin lỗi, mong người dân tha thứ cho hành vi của mình.
Ngày 8/3, khu vực nhà cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa (phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) xuất hiện nhiều ô tô biển xanh cùng cán bộ, chiến sĩ công an. Các lối dẫn vào nhà ông Khoa đều bị phong tỏa bởi lực lượng CSGT, cơ động. Ông Cao Khoa sinh năm 1954, quê quán xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông Khoa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2014. Trong quá trình tham gia công tác, ông Khoa...