Ka Thẩm chiến thắng đau đớn để trở lại giảng đường

07:50 15/09/2024

Đang học năm nhất Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, Ka Thẩm được chẩn đoán ung thư giai đoạn ba. Dù cô cố "quên", u hạch vẫn nổi khắp người.

Ka Thẩm luôn giữ nét bình tĩnh, vui vẻ dù đang phải chống chọi với bạo bệnh - Ảnh: M.V

Ka Thẩm ngồi như tượng trong phòng tư vấn. Lời bác sĩ dù đã có dịu giọng trấn an nhưng không cũng không khiến cô thôi nhìn vô định, hoang mang. Ka Thẩm đã bị ung thư (u Lympho Hodgkin giai đoạn IIIB) khá nặng.

Cô mệt mỏi ra hành lang Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Lúc này, Ka Thẩm đã biết điều gì đang xảy ra với mình. Quá sức chịu đựng của một cô gái 18 tuổi.

Tháng 10-2023, Ka Thẩm chỉ mới nhập học được 1 tháng ở ngành Luật Dân sự (Trường đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM).

Từ bỏ bệnh viện vì không có tiền

Dù đang dưỡng bệnh, Ka Thẩm vẫn làm đủ việc để có tiền quay trở lại giảng đường - Ảnh: M.V

Bác sĩ chỉ định cô phải hóa trị sớm nhất.

Vừa rời căn nhà nát ở rẫy cà phê xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) nhập học với toàn bộ số tiền vay mượn của ba mẹ, cô biết chỉ định của bác sĩ là quá sức của cô.

Chuyến xe buýt đưa Ka Thẩm rời Bệnh viện Chợ Rẫy về cư xá của một nhà thờ nơi cô đang tá túc hôm ấy dài hơn tất cả những con đường cô đã đi qua cộng lại.

"Hai tay mình bám chặt vào thành ghế. Đến lúc này mình mới khóc, hiểu mình sẽ phải đối diện với điều gì. Mình còn tiếp tục được đến giảng đường hay không, đó là mối bận tâm lớn nhất hôm đó. Mình có thể lờ cơn bệnh này đi để học, có thể là hết học kỳ 1. Trong đầu tôi là cầu xin ơn trên: con còn quá trẻ để chết", Ka Thẩm nhớ như in cảm giác cô phải một mình vượt qua vào năm ngoái. Lạc lõng giữa thành phố rộng lớn và một mình đối diện với bạo bệnh.

Dù đang dưỡng bệnh, Ka Thẩm vẫn làm đủ việc để có tiền quay trở lại giảng đường - Ảnh: M.V

Nghĩ mọi đường, Ka Thẩm quyết định sẽ lờ cơn bệnh và lờ đi lời khuyến nghị của bác sĩ để tiếp tục đi học. Cô không dám nói rõ với mẹ rằng mọi thứ trầm trọng hơn những gì con đã kể cho mẹ.

"Để đến được Sài Gòn, tôi đã đi làm thuê từ năm 11 tuổi. Hái chè, cuốc cỏ, không việc gì trong rẫy tôi chưa từng. Nhà mẹ nghèo, mẹ ráng lo cho tôi ngày hai bữa. Còn sách vở, áo quần tôi phải tự lo để được ngồi học cùng bạn đồng lứa và dám mơ giấc mơ đại học. Nghĩ tiếc cả một con đường đã qua, nên tôi đánh bạo: thôi thì cứ học, lỡ một mai… thì cũng đã đi được cùng giấc mơ đến chặng cuối của cuộc đời".

  • Không phụ tấm lòng cao cả của bác dâu, cô gái Mường mồ côi đậu đại họcĐỌC NGAY

Nhưng, ung thư giai đoạn 3 không phải là trận cảm xoàng để cô có thể dễ dàng quên mỗi khi đến giảng đường. Ka Thẩm gục ngã. U hạch nổi khắp người và những cơn đau không cho phép cô có thể tiếp tục.

Cô gói ghém rời cư xá về nhà để chờ phép màu cho cuộc đời mình. Cô vẫn tin mình còn quá sớm… để chết. Trước ngày quay lại căn nhà nát ở xóm rẫy của người Châu Mạ, cô xin nhà trường bảo lưu kết quả học tập 1 năm.

"Cơn đau khủng khiếp khiến tôi không thể ăn uống. Nhưng tôi vẫn mong tôi sẽ khỏe lại và năm 2024 tôi sẽ lên giảng đường cùng tân sinh viên niên khóa 2024-2025. Chậm một năm vẫn là đi học mà", Ka Thẩm nói.

Thấy con trở về nhà, bà Ka Thuyên, mẹ Ka Thẩm, không khỏi bất ngờ. Bà kể: "Nó về tới cửa nhà, tôi mới biết Ka Thẩm đã giấu tôi. Tội Ka Thẩm, nó ham học. Người Châu Mạ ở đây ai cũng kể chuyện nó học giỏi nhất xã Lộc Tân. Bà con không hiểu việc gì, nó mới đi đây đã quay về, người ốm khô".

Bước đầu chiến thắng

Ka Thẩm cùng mẹ và đứa em chỉ mới 1 tuổi - Ảnh: M.V

Ka Thẩm ở nhà dưỡng bệnh. Cô và gia đình chọn cách chữa trị bằng các loại thuốc Đông y. May thay, sau 3 tháng uống thuốc, các hạch bắt đầu nhỏ lại. Ka Thẩm tươi tỉnh bởi những cơn đau dần đi qua.

Đến qua Tết, cô mới có vẻ khỏe mạnh như người bình thường. Bạn bè đến thăm bảo "khỏe rồi, mừng quá", cô cười rất tươi.

"Mình có cơ hội trở lại trường" - Ka Thẩm bảo suy nghĩ đó kéo cô ra chái sau nhà, cô chuẩn bị một cây cuốc cỏ, mài lại cái liềm. Hành trình trở lại giảng đường của cô bắt lại theo cách mà cô đã rất quen: lên rẫy làm thuê.

Tôi gặp Ka Thẩm khi cô đang làm cỏ cho một vườn chè gần nhà cùng cô em gái đã bước vào lớp 12. Cô nói: "Hạn bảo lưu cũng đến rồi, tôi phải đi học lại".

  • Tấm vé Tiếp sức đến trường đưa em vào giảng đường đổi thay số phận

  • Đường đi học liều lĩnh của Rah Lan H’Nhé từ buôn làng tới TP.HCM: 20 tuổi mới đến được giảng đường

  • Cô tân sinh viên của người mẹ khờ mơ có ngày đưa được mẹ… qua sông

Tôi hỏi Ka Thẩm, đi học trở lại có phải là lựa chọn tốt nhất cho cô lúc này, dù mong muốn đó rất đẹp.

Ka Thẩm giọng tâm tư: "Đôi lúc mình cảm thấy bản thân thật ích kỷ khi chỉ mong muốn được đi học, lại dù biết gia đình không đủ khả năng.

Mình đã suy nghĩ và khóc rất nhiều vì áp lực tiền bạc cho việc đi học trở lại và có ý định sẽ bỏ học.

Nhưng mình tự nhủ và suy nghĩ tích cực, biết đâu việc cố gắng học hành và chăm chỉ trong quá trình học ấy tôi sẽ có học bổng và đóng học phí sẽ không còn phải nghỉ học nữa".

Ka Thẩm nói vì cô đi học lại, ba mẹ cũng chỉ còn cách vay vốn dành cho sinh viên. Cô cũng suy nghĩ là ba mẹ cố gắng cho học và sau này cô sẽ đi làm, trả lại khoản vay ấy.

"Hy vọng sức khỏe của tôi trong thời gian tới vẫn sẽ ổn định để tôi đi học trở lại, vì hiện tại tôi vẫn phải dùng thuốc mỗi ngày" - Ka Thẩm bộc bạch với Tiếp sức đến trường.

Anh Trần Quốc Tuấn (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) từng nghe qua câu chuyện của Ka Thẩm. Anh đến nhà cô lúc chỉ có mẹ và đứa em 1 tuổi ở nhà. Cận giờ cơm, dưới bếp chỉ có nồi cơm nhỏ và nồi mắm kho để ăn cho lạ miệng, rau dại luộc sơ sài. Bà Ka Thuyên bảo: "Ăn vậy thôi, còn lo thuốc cho Ka Thẩm".

Nhà Ka Thẩm chỉ có ba cô đi làm phụ hồ, lương ít ỏi, nhất là trong lúc công trình nhà ở trong vùng các lúc càng ít. Bà Ka Thuyên thú thực, cá khô cũng thèm nhưng không dám mua.

Tôi muốn trở thành luật sư

Tôi hỏi Ka Thẩm ngưỡng mộ điều gì nhất. Cô không trả lời. Bất ngờ, cô gửi email: "Các bạn đồng trang lứa thật hạnh phúc khi có cả sức khỏe và không phải lo về tiền bạc để đi học. Nhưng biết đâu nghèo khó và bạo bệnh lại chính là lợi thế của tôi trên con đường trở thành một luật sư như tôi hằng mơ ước.

Khó khăn cho tôi động lực mà những người khác không thể có được. Nó giúp tôi có động lực để cố gắng hơn, trưởng thành, sống có ước mơ và tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Cũng nhờ khó khăn ấy mà tôi nhận ra việc được đi học với tôi quan trọng hơn cả những dự báo có thể tính bằng con số tháng, ngày của bác sĩ. Tôi sẽ trở thành một luật sư".

Quay lại nhé, Ka Thẩm!

Tiến sĩ Nguyễn Đình Huy (Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, chủ nhiệm lớp), chia sẻ:"Tháng 3 vừa rồi tôi và sinh viên đến nhà thăm Ka Thẩm mới hay em không hề dưỡng bệnh. Em đi làm đủ thứ để lo cho mình và gia đình 5 người. Nhiều hôm em phải làm việc đến 12h để có đủ tiền trang trải. Tôi xót xa cho số phận của em.

Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc lúc chia tay, em có hứa với tôi là sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ cha mẹ, có tiền để tiếp tục ước mơ học tập cùng bè bạn. Em đã hết sức cố gắng không để nước mắt rơi vào lúc đó.

Tôi tin rằng em sẽ quay lại và viết tiếp giấc mơ trên giảng đường đại học vì tôi nhìn thấy khát vọng và niềm tin trong em". Thầy Huy xúc động nhắn: "Quay lại nhé, Ka Thẩm. Thầy và các bạn chờ đón em!".

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm "Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường", "Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ" - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", "Nghĩa tình Phú Yên"; các câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Vào đại học sau 5 năm lủi thủi trong căn nhà vắng cha mẹ - Ảnh 5.
Có thể bạn quan tâm
Bình Phước: Chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số

15:11 12/12/2023

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình bảo đảm an sinh xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Nỗi ân hận của người mẹ phải xa con để gánh vác gia đình

Nỗi ân hận của người mẹ phải xa con để gánh vác gia đình

04:20 05/08/2024

Mỗi khi ai hỏi về hoàn cảnh gia đình, chị Hương lại thấy nghẹn vì con bị ung thư, chồng tâm thần, anh chồng khuyết tật, bố mẹ già gần 70, chỉ có chị là trụ cột.

Chủ tịch Đồng Nai tặng bằng khen hai học sinh trả lại người đánh rơi hàng trăm triệu đồng

Chủ tịch Đồng Nai tặng bằng khen hai học sinh trả lại người đánh rơi hàng trăm triệu đồng

14:00 10/04/2023

Hai học sinh lớp 5 trả lại người đánh rơi hàng trăm triệu đồng vừa vinh dự nhận được bằng khen đột xuất của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

Một bác sĩ Indonesia đến Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM điều trị ung thư

Một bác sĩ Indonesia đến Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM điều trị ung thư

19:20 10/07/2024

Một bác sĩ từ Indonesia tìm đến TP.HCM để điều trị bệnh ung thư trực tràng. Ông chia sẻ được nhiều đồng nghiệp khuyên đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.

Cậu sinh viên chạy xe ôm nuôi bốn đứa cháu mồ côi

Cậu sinh viên chạy xe ôm nuôi bốn đứa cháu mồ côi

07:20 24/09/2024

6h30 sáng, khi Hùng Phúc vừa đặt lưng ngủ sau một đêm chạy xe, mấy đứa cháu bắt đầu lục tục dậy đi học.

Nữ sinh xứ Lạng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Cảnh sát nhân dân

Nữ sinh xứ Lạng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Cảnh sát nhân dân

07:50 02/01/2024

Từng thi đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội nhưng Hoàng Thị Thu (SN 2000, quê ở Lạng Sơn) đã quyết định ôn thi lại một năm và đặt nguyện vọng vào Học viện Cảnh sát nhân dân. Bằng sự nỗ lực của mình, vừa qua, cô gái người Nùng đã tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc toàn khoá Học viện Cảnh sát nhân dân với điểm GPA đạt 3.85/4.

Bắc Ninh ra quân Chiến dịch tình nguyện Hè

Bắc Ninh ra quân Chiến dịch tình nguyện Hè

13:30 07/06/2024

Sáng 7/6, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh ra quân Chiến dịch tình nguyện Hè, thu hút hơn 500 đoàn viên, thanh niên tham gia.

Em thích không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm

Em thích không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm

17:20 14/07/2024

Em là người phụ nữ từng đổ vỡ cách đây hơn chục năm, con em hiện tại đã lớn và học đại học.

Khám phá Di tích Chùa Thầy qua hành trình du lịch văn hóa lịch sử

Khám phá Di tích Chùa Thầy qua hành trình du lịch văn hóa lịch sử

14:00 22/04/2023

Chương trình là hoạt động nhằm bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống của quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới