Các nhà chức trách tại Ravenna đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức thêm 2 thị trấn nhỏ nữa và đưa ra lời kêu gọi "cực kỳ khẩn cấp," cảnh báo người dân hạn chế di chuyển trong khu vực “báo động đỏ.”
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, những cơn mưa xối xả sau nhiều tháng khô hạn đã gây ngập lụt diện rộng ở các vùng Emilia Romagna và Marche, Đông Bắc Italy, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và gần 20.000 người phải sơ tán.
Nguyên nhân trực tiếp của trận lũ lụt gây chết người là hiện tượng thời tiết cực đoan, với lượng mưa trút xuống trong 48 giờ tại vùng này tương đương với tổng lượng mưa của 6 tháng, sau đợt hạn hán kéo dài 2 năm, khiến hàng chục con sông và nhánh sông bị vỡ bờ.
Lực nước đã nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng nghìn vụ lở đất, tạo ra những dòng bùn tràn qua các thị trấn làm ngập các mặt tiền cửa hàng và tầng hầm.
Ngày 19/5, các nhà chức trách tại Ravenna đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức thêm 2 thị trấn nhỏ nữa và đưa ra lời kêu gọi "cực kỳ khẩn cấp," cảnh báo người dân hạn chế di chuyển trong khu vực vẫn đang trong tình trạng báo động thời tiết "đỏ," mức cao nhất.
43 thị trấn đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và lở đất, và hơn 500 con đường đã bị đóng cửa hoặc bị phá hủy.
Thiệt hại vì lũ lụt có thể lên đến nhiều tỷ euro, mà Chủ tịch vùng Emilia Romagna Stefano Bonaccini đã so sánh với một trận động đất.
Đây là trận lụt nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua và cũng là lần thứ 2 trong tháng này vùng Emilia-Romagna hứng chịu thiên tai.
Hồi đầu tháng, mưa bão tại đây cũng đã cướp đi sinh mạng của 2 người.
Vùng Emilia Romagna đặc biệt dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu, do vị trí nằm giữa dãy núi Apennine và biển Adriatic.
Viện nghiên cứu và bảo vệ môi trường Italy (ISPRA) đã xác định Emilia-Romagna là một trong những khu vực có nguy cơ lũ lụt cao nhất tại Italy.
Trong điều kiện khí hậu thay đổi, lượng mưa sẽ nhiều hơn, nhưng mưa sẽ rơi vào ít ngày hơn và gây ra những trận mưa như trút nước, ít có ích và nguy hiểm hơn.
Ông Antonello Pasini, nhà khoa học khí hậu tại Hội đồng nghiên cứu quốc gia của Italy, cho biết một xu hướng đã tự hình thành khi "lượng mưa tổng thể tăng lên mỗi năm, nhưng số ngày mưa giảm và cường độ mưa tăng lên.”
Mặt đất khô, không thấm nước đồng nghĩa với việc mưa lớn khó có thể giúp ích, mà còn gây hại cho khu vực này.
Miền Bắc Italy đã bị hạn hán trong 2 năm qua do lượng tuyết rơi ít hơn mức trung bình trong những tháng mùa Đông.
Tuyết tan từ các dãy núi Alps, Dolomites và Apennines thường cung cấp dòng chảy ổn định trong suốt mùa xuân và mùa Hè, làm đầy song, hồ của nước này, tưới tiêu cho vùng trung tâm nông nghiệp và giữ nước cho sông Po, cũng như các sông nhánh quan trọng khác.
Không có tuyết rơi bình thường ở vùng núi, đồng bằng trở nên khô hạn và nước ở các lòng sông, hồ và hồ chứa đã rút đi.
Ông Pasini cho biết vùng khô hạn không thể phục hồi ngay cả khi trời mưa vì mặt đất về cơ bản là "không thấm nước" và mưa chỉ rửa trôi lớp đất mặt và chảy ra biển.
Các chuyên gia cho biết lũ lụt chết người tại Italy là một ví dụ khác về sự cực đoan của biến đổi khí hậu.
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ở Địa Trung Hải trở thành điều bình thường mới, đòi hỏi Italy phải thích nghi và suy nghĩ lại về các biện pháp phòng chống lũ lụt trên toàn quốc.
Ngày 20/5, vùng Emilia-Romagna vẫn trong tình trạng báo động đỏ, khi mưa quay trở lại.
Các trận mưa mới có thể khiến mực nước sông dâng cao và tràn trở lại, trong bối cảnh nhiều khu vực vẫn còn chìm trong nước và sạt lở đất là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng núi Apennines.
Hơn 27.000 người đã được sơ tán khỏi nhà riêng ở tỉnh Ravenna, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất, với tình trạng thiếu nước uống và lương thực ở một số khu vực.
Ngày 20/5, hãng thông tấn quốc gia Ansa của Italy đưa tin Thủ tướng nước này, bà Giorgia Meloni sẽ rời Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sớm hơn dự kiến và quay trở về Italy để giải quyết tình trạng lũ lụt khẩn cấp đang xảy ra tại vùng Emilia Romagna.
Trước đó, phát biểu tại phiên họp thứ 6 của Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ sự cảm thông và đoàn kết với Thủ tướng Italy nói riêng và người dân Italy nói chung về trận lũ lụt nghiêm trọng./.
Đập Kallanai đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn nước bền vững phục vụ sản xuất nông nghiệp suốt 2.000 năm qua.
Do mâu thuẫn với người hàng xóm là anh Tâm về mái tole nhà của anh Tâm, hai bên xảy ra cự cãi nên Thọ dùng dao đâm anh Tâm.
Do có mâu thuẫn từ trước, Hoàng Văn Sâm đã rủ 4 đối tượng tìm đánh chị L.T.H để trả thù. Trong lúc xô xát, Bùi Văn Phương đã dùng dao đâm nhiều nhát khiến chị L.T.H bị thương nặng và tử vong.
TP - Thời hoàng kim, nghề rèn ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An có cả trăm hộ làm nghề, nay, tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng làng rèn vẫn được duy trì, giữ “lửa” bởi những người thợ yêu nghề.
Hội đồng tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố thống kê thí sinh theo ngành thi trong kỳ thi năm 2023. Theo đó, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 2.785 em, ít hơn năm ngoái 1.188 thí sinh. Ngành tiếng Anh có số lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất, lên đến 1.526 thí sinh. Tiếp đến là ngành tiếng Nhật với 276 thí sinh đăng ký, ngành Tiếng Trung với 259 thí sinh. Ngành tiếng Nga có số...
Đường Hồ Chí Minh đoạn từ tỉnh Kon Tum qua huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) nhiều chỗ đang bị nứt nẻ như ruộng gặp hạn hán.
Trường học và trạm y tế tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, bị nứt tường sau khi hứng chịu liên tiếp những trận động đất trong sáng 28-7.
Thoát chết ở Hoàng Sa, trở về bờ lại lao vào cuộc chiến đòi bảo hiểm bồi thường thiệt hại, ngư dân như cá mắc cạn.
Một bộ ảnh chụp ca sĩ Đức Tuấn được thực hiện tại phố cổ Hội An đang gây nhiều bức xúc cho dư luận. Trong bộ ảnh, người mẫu đã đứng ngay trên mái ngói nhà cổ tạo dáng.