Ngoại trưởng Italy nhận định các nước châu Âu cần thành lập lực lượng quân đội chung để gìn giữ hòa bình và ngăn ngừa xung đột.
"Trong một thế giới với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, cùng những cuộc khủng hoảng trải dài từ Trung Đông đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chỉ có Liên minh châu Âu (EU) mới có thể bảo vệ được các công dân Italy, Đức, Pháp hay Slovenia", Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani ngày 7/1 cho biết.
"Nếu muốn trở thành người gìn giữ hòa bình trên thế giới, chúng ta cần có lực lượng quân đội của châu Âu. Đây là điều kiện tiên quyết cơ bản để có thể xây dựng chính sách đối ngoại hiệu quả của châu Âu", ông Tajani nhận định.
Theo ông Tajani, EU gồm 27 quốc gia nên hợp lý hóa cơ cấu lãnh đạo của liên minh và có một chủ tịch uy nhất, thay vì cơ cấu hiện tại gồm một chủ tịch Hội đồng châu Âu và một chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Hợp tác quốc phòng châu Âu được đề cao trong chương trình nghị sự của EU sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát cuối tháng 2/2022. Tuy nhiên, các nỗ lực tập trung nhiều hơn vào mở rộng NATO. Phần Lan, một thành viên EU, gia nhập NATO vào năm ngoái và Thụy Điển đang trong quá trình xin gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tháng 11/2018 kêu gọi thành lập quân đội châu Âu nhằm giúp châu lục tự chủ hơn trong đảm bảo an ninh, bớt phụ thuộc vào Mỹ. Thủ tướng Đức khi đó là Angela Merkel cũng đưa ra ý tưởng tương tự.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phương Tây bày tỏ hoài nghi về ý tưởng thành lập quân đội châu Âu mà Pháp nêu ra. Họ nhận định mỗi nước trong EU đều có mục đích và lợi ích riêng, khó có thể đồng thuận về mục tiêu chung khiến đề xuất về quân đội châu Âu khó trở thành hiện thực.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)
Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Mỹ tiếp tục phối hợp với 2 nhà hòa giải Ai Cập và Qatar đưa ra đề xuất sửa đổi dành cho thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, trong khi Liên đoàn Arab (AL) bày tỏ bất bình với quan điểm của phương Tây về cuộc xung đột ở dải đất này.
Chỉ khoảng 6% người dân ở ba nước Anh, Pháp, Đức cho rằng Mỹ 'rất đáng tin cậy' trong việc đảm bảo an ninh cho châu Âu thập kỷ tới.
Chuyên cơ Il-96-300PU sở hữu nội thất tiện nghi và hệ thống điện tử hiện đại, đóng vai trò như trung tâm chỉ huy trên không của Tổng thống Nga khi công du.
Ngày 19/9, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã đến ghi sổ tang mở ở Đại sứ quán Libya tại Việt Nam, chia buồn về những mất mát và thiệt hại nặng nề về cả người và tài sản do cơn bão Daniel gây ra.
Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngày 8/8, Thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou trong Chính phủ của Tổng thống Mohamed Bazoum phủ nhận thông tin về sự xuất hiện của lực lượng Wagner ở nước này, nơi vừa xảy ra cuộc đảo chính vào cuối tháng trước.
Việc ông Trump lựa chọn ông Pete Hegseth - một cựu binh và người dẫn chương trình của Fox News - làm bộ trưởng Quốc phòng là nằm ngoài tiêu chuẩn thông thường cho vị trí này, tờ New York Times bình luận.
Ông bà Wurie ở Maryland, Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ cho chuyến hành hương đến Mecca, nhưng cuối cùng gục ngã do sốc nhiệt dưới nắng nóng như thiêu đốt.