Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố ủng hộ đề xuất ngừng bắn ở Gaza do Washington mới đưa ra, sau khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken.
"Thủ tướng tái khẳng định cam kết của Israel đối với đề xuất hiện tại của Mỹ về việc thả các con tin, trong đó cân nhắc đến các nhu cầu an ninh của Israel, điều ông đã kiên quyết phải đảm bảo", Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Nentanyahu ngày 19/8 thông báo, sau cuộc gặp kéo dài ba giờ giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tại Jerusalem.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Israel công khai ủng hộ đề xuất do Mỹ đưa ra tại cuộc đàm phán kéo dài hai ngày ở Doha, Qatar tuần trước. Văn phòng của ông Netanyahu hôm 17/8 chỉ hoanh nghênh đề xuất này một cách thận trọng, khi tuyên bố nó chứa "các yếu tố có thể chấp nhận được với Israel".
Trong khi đó, nhóm vũ trang Hamas tối 18/8 bác công thức hòa bình của Mỹ, cáo buộc ông Netanyahu đã "đưa ra các điều kiện và yêu sách mới" nhằm cản trở nỗ lực đối thoại và kéo dài cuộc chiến tại Dải Gaza. Nhóm vũ trang cũng tuyên bố đề xuất mới của Mỹ là để đáp ứng các yêu cầu của Israel.
Hiện nội dung đề xuất chưa được công bố, song truyền thông Israel cho biết nó được thiết kế nhằm giải quyết bất đồng giữa các bên, xoay quanh những vấn đề như Tel Aviv muốn tiếp tục triển khai lực lượng dọc biên giới Ai Cập - Gaza và Hành lang Netzarim ở miền trung dải đất, cùng một số vấn đề nổi cộm khác. Mục tiêu của Washington là chốt được nội dung thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza vào cuối tuần này.
Channel 12 của Israel ngày 19/8 cho biết đề xuất của Mỹ cho phép quân đội Israel duy trì hiện diện "theo cách nào đó" tại Hành lang Philadelphi ở biên giới Gaza - Ai Cập. Tuy nhiên, các nhà đàm phán của Israel đã nói với Thủ tướng Netanyahu rằng đây là điều không thể chấp nhận với Hamas và các bên sẽ không thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn nếu ông vẫn kiên quyết yêu cầu điều này, theo Channel 12.
Báo Al-Akhbar của Lebanon cùng ngày đưa tin Israel đã chấp thuận giảm dần số lượng binh sĩ triển khai ở Hành lang Philadelphi, đổi lại Ai Cập sẽ đồng ý không đặt thời hạn cụ thể cho việc rút toàn bộ lực lượng Israel khỏi khu vực này. Dù vậy, Cairo vẫn kiên quyết rằng Tel Aviv phải rút hết quân càng sớm càng tốt, theo nguồn tin của hãng.
Ngoài việc yêu cầu được duy trì lực lượng ở biên giới Gaza - Ai Cập và thiết lập cơ chế ngăn các tay súng Hamas di chuyển lên phía bắc Gaza, ông Netanyahu còn yêu cầu phải cho Israel giữ quyền được nối lại cuộc chiến chống nhóm vũ trang nếu cần thiết, nhằm đạt cả hai mục tiêu nước này đã tuyên bố trước khi phát động chiến dịch là tiêu diệt Hamas và trả tự do cho các con tin.
Hiện chưa rõ đề xuất "mang tính cầu nối" mới của Mỹ sẽ giải quyết các bất đồng này như thế nào.
Israel là điểm dừng chân đầu tiên trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông của ông Blinken, nhằm mục đích tăng cường sức ép ngoại giao để thúc đẩy đột phá trên bàn đàm phán về Dải Gaza. Các cuộc đối thoại marathon về vấn đề trên đã diễn ra nhiều tháng qua và sẽ được tiếp tục trong tuần này tại thủ đô Cairo của Ai Cập.
Thủ tướng Netanyahu cho biết ông sẽ cử các nhà đàm phán hàng đầu tới Cairo, gồm lãnh đạo Mossad David Barnea, giám đốc Shin Bet Ronen Bar và Nitzan Alon, quan chức phụ trách xử lý các tình huống về con tin của quân đội Israel.
Theo ông Blinken, các cuộc đàm phán đang diễn ra có thể sẽ là "cơ hội cuối" để các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, khi xung đột quy mô lớn đang chực chờ bùng phát ở khu vực sau vụ thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát tại Tehran hôm 31/7. Iran cáo buộc Israel là thủ phạm và thề sẽ trả đũa.
Phạm Giang (Theo ToI, Reuters)
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã lên tiếng ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” - gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga - để giải quyết xung đột Palestine-Israel và cho rằng có thể mở rộng mô hình này.
Nhà Trắng cảnh báo Triều Tiên sẽ đối mặt hậu quả nếu nước này cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Quan chức Nhà Trắng nói chiến dịch Kharkov của Nga 'bị đình trệ' sau khi Mỹ dỡ một phần lệnh hạn chế đối với vũ khí viện trợ cho Ukraine.
Mỹ thông báo diễn tập chung với Guyana, khi căng thẳng giữa nước này và Venezuela gia tăng vì tranh chấp lãnh thổ.
Sáng 26/8, tại thủ đô Kiev của Ukraine đã xảy ra ít nhất 7 vụ nổ, trong bối cảnh khắp quốc gia Đông Âu đang trong tình trạng báo động không kích từ Nga.
Ông Ryo Moriyama, 46 tuổi, giám đốc một công ty Nhật, thiệt mạng lúc cố gắng cứu nhân viên người Việt bị nước cuốn ở tỉnh Wakayama.
Ngày 3/7, các cuộc đụng độ giữa Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đã leo thang ở nhiều mặt trận trên khắp cả nước, đặc biệt là ở các bang Sinnar, Tây Kordofan và Bắc Darfur.
Keir Starmer, ứng viên đang tranh cử ghế thủ tướng Anh, tuyên bố chính sách 'sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết', khi căng thẳng gia tăng với Nga.
Các lãnh đạo EU quyết định mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine, bỏ qua sự phản đối từ Hungary.