Ngày 13/1, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi thông báo, nước này và 3 cường quốc châu Âu (E3) - gồm Pháp, Anh và Đức - đã nhất trí nối lại tiến trình đàm phán liên quan chương trình hạt nhân của Tehran.
Iran và các nước châu Âu 'nói chuyện' thẳng thắn về thỏa thuận hạt nhân |
Cuộc đàm phán giữa Iran và các nước châu Âu về hạt nhân và dỡ bỏ trừng phạt đã được nối lại. (Nguồn: Banker) |
Hãng thông tấn ISNA của Iran đưa tin, Thứ trưởng Takht-Ravanchi đã gặp gỡ các đối tác từ nhóm E3. Hai bên thảo luận về những vấn đề cùng quan tâm, bao gồm các cuộc đàm phán về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, vấn đề hạt nhân và tình hình căng thẳng trong khu vực.
Tin liên quan |
Tổng thống Iran vừa nói gì với Chủ tịch Hội đồng châu Âu về đàm phán hạt nhân? Tổng thống Iran vừa nói gì với Chủ tịch Hội đồng châu Âu về đàm phán hạt nhân? |
Trao đổi với báo giới sau cuộc đối thoại, Thứ trưởng Ngoại giao Iran cho biết, các bên đều đồng thuận rằng cần tiếp tục các cuộc đàm phán để đạt được một thỏa thuận lâu dài và do vậy, tất cả các bên cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá trình đối thoại, thúc đẩy giải pháp ngoại giao trong vấn đề hạt nhân Iran.
Trên mạng xã hội X, các đại diện ngoại giao của Anh, Pháp, Đức cũng đánh giá cuộc họp diễn ra "nghiêm túc, thẳng thắn và mang tính xây dựng".
Đây là vòng đàm phán thứ hai sau cuộc họp kín giữa đại diện của Iran và nhóm E3 tại Geneva (Thụy Sỹ) vào tháng 11/2024. Mặc dù thông tin chi tiết về nội dung các cuộc thảo luận và địa điểm tổ chức hầu như được giữ kín, cả hai bên đều khẳng định cuộc đối thoại diễn ra trên tinh thần “mang tính xây dựng” và nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán tương tự.
Cuộc gặp mới nhất diễn ra trong bối cảnh chương trình hạt nhân của Iran đang thu hút sự chú ý khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, người chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng Đức) đạt được hồi năm 2015 liên quan việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tehran để đổi lấy các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.
Iran sau đó đã thu hẹp việc thực hiện cam kết trong thỏa thuận, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thỏa thuận đổ vỡ. Từ đó đến nay, các nước còn lại tham gia thỏa thuận đã nỗ lực thúc đẩy nhiều vòng đàm phán để vãn hồi tình thế, nhưng chưa đạt được kết quả.
Mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ về khoảnh khắc ông trải qua vụ ám sát chấn động tại cuộc vận động tranh cử diễn ra tại Pennysylvania diễn ra vào tối thứ Bảy vừa rồi.
Phát triển vũ khí hạt nhân có thể trở thành phương án răn đe mới của Iran, khi các cuộc tập kích tên lửa và lực lượng ủy nhiệm không đủ uy lực trước đối thủ.
Đại sứ Syria Hussam Edin Aala khẳng định sẵn sàng ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hơn nữa với Liên đoàn Arab trong thời gian tới.
Philippines công bố video tàu tiếp vận nước này va chạm tàu hải cảnh, dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông và triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối.
Quân đội Ukraine giữ được bí mật và bất ngờ trong cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga, dù chiến trường hiện đại luôn bị giám sát chặt chẽ.
Do ảnh hưởng của bão Yagi (bão số 3), nhiều địa phương ở miền Bắc Lào bị lũ lụt và lở đất khiến nhiều người dân bị mắc kẹt, gây thiệt hại đáng kể về tài sản.
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi lời chúc mừng nhân các ngày lễ của người Hồi giáo và Cơ đốc giáo, đồng thời thảo luận về tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo quân đội của Tel Aviv sẽ đẩy lùi Hezbollah khỏi khu vực biên giới nếu Lebanon không hành động.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành hoạt động đầu tiên cho những người Việt xa quê, nhấn mạnh bà con là một phần không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.