Lính Nga mang tên lửa chống tăng ngồi lên cần cẩu để quan sát, ngắm bắn mục tiêu tốt hơn so với việc khai hỏa dưới mặt đất.
Andrei_bt, tài khoản chuyên chia sẻ thông tin về chiến sự ở Ukraine, ngày 19/11 đăng video một chiếc xe tải gắn cần cẩu của quân đội Nga hoạt động ở trong rừng tại Ukraine. Phần đầu cần cẩu gắn một bệ phóng tên lửa chống tăng dẫn dường (ATGM), được nâng lên cao và giấu sau tán cây, dường như nhằm giảm nguy cơ bị đối phương phát hiện.
Đây được coi là một cải tiến của quân đội Nga nhằm nâng cao hiệu quả tác chiến của tên lửa chống tăng. Lính Nga khi ngồi trên giỏ cần cẩu có thể quan sát rõ mục tiêu, qua đó khai hỏa ATGM chính xác hơn so với khi ngắm bắn ở dưới mặt đất, nơi có nhiều vật cản, theo chuyên gia quân sự David Axe của Forbe.
"Phần lớn ATGM hiện nay có cơ chế dẫn đường bằng laser, sóng vô tuyến hoặc qua một sợi dây mảnh được gắn ở đuôi tên lửa. Để tên lửa hoạt động tốt, xạ thủ phải nhìn rõ mục tiêu lẫn tên lửa sau khi khai hỏa", Axe cho biết. "Tổ hợp tên lửa gắn trên cần cẩu này có thể trông hơi kỳ dị, nhưng nó là chiến thuật có cơ sở".
Hồi Thế chiến II, quân đội Anh từng chế tạo một nguyên mẫu có ý tưởng thiết kế tương đồng với phương pháp của Nga, có tên gọi Praying Mantis.
Nguyên mẫu này sử dụng khung gầm xe thiết giáp Universal Carrier, tháp pháo hình hộp chữ nhật có thể nâng lên, hạ xuống theo góc 45 độ. Xạ thủ sẽ nấp ở bên trong tháp pháo đặc biệt này để ngắm bắn, tránh lộ diện trước hỏa lực đối phương.
Dự án Praying Mantis sau đó bị hủy bỏ, do nhiều binh sĩ than phiền rằng việc điều khiển nó rất khó. Một số nói họ bị buồn nôn, chóng mặt khi ngồi trong tháp pháo.
Chuyên gia Axe cho biết phương pháp của Nga cũng có nhược điểm tương tự, bởi cần cẩu rất dễ bị rung lắc khi vận hành, khiến việc ngắm bắn của xạ thủ bị ảnh hưởng. Việc triển khai, thu hồi xe cẩu cũng tốn nhiều thời gian hơn, dễ làm tổ vận hành bị đối phương phát hiện.
Chi phí cũng là một vấn đề, do một chiếc xe cẩu mới có thể có giá tới nửa triệu USD. "Đây không phải là một phương tiện dễ kiếm trong vùng chiến sự", Axe nhận định.
Phạm Giang (Theo Forbes)
Tòa án khu vực Trung Seoul đã bác lệnh bắt giữ đối với ông Lee Jae-myung, Chủ tịch đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc.
Trong cuộc điện đàm ngày 11/6, các ngoại trưởng Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy quá trình bình thường hóa và phát triển mối quan hệ giữa hai nước.
Tàu khu trục USS Thomas Hudnet bắn rơi UAV đang tiếp cận từ hướng Yemen, lực lượng Houthi cảnh báo sẽ trả đũa sự việc.
Nga tuyên bố Ukraine đang tăng cường nỗ lực tấn công Transnistria, khu vực ly khai của Moldova được Moskva hậu thuẫn, và cảnh báo sẽ 'đáp trả'.
Các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa Moscow và Kiev về thỏa thuận ngũ cốc có thể sẽ sớm diễn ra tại Istanbul, khi mà Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) đang nỗ lực phát triển các đề xuất để nối lại thỏa thuận này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Kyrgyzstan Akylbek Japarov ở thủ đô Bishkek trong ngày 25/10.
Đoàn phóng viên Nga tháp tùng Ngoại trưởng Sergey Lavrov đến chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã không được Mỹ cấp thị thực.
Nga thông báo quân đội nước này sẽ tăng quân số lên hơn 1,3 triệu người nhằm phản ứng trước các mối đe dọa như NATO liên tục mở rộng.
Indonesia chính thức bước vào mùa bầu cử bằng giai đoạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các cặp ứng viên tổng thống và phó tổng thống kéo dài từ ngày 19-25/10.