Iran cho biết "rất khó xảy ra" một cuộc tấn công của Israel vào cơ sở hạt nhân nước này, khi Tel Aviv cân nhắc đòn tập kích đáp trả Tehran.
"Rất khó xảy ra kịch bản như vậy. Trong trường hợp các cơ sở hạt nhân quan trọng bị tấn công, họ chắc chắn cũng không thể thành công", phát ngôn viên cơ quan năng lượng nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi hôm nay cho hay, đề cập đến các phương án Israel tập kích nước này.
"Cho dù Israel thực hiện hành vi ngu ngốc như vậy, rất khó có khả năng họ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với chúng tôi. Ngay cả khi có thiệt hại đi chăng nữa thì Iran cũng nhanh chóng khắc phục. Chúng tôi đã lên kế hoạch để thiệt hại chỉ ở mức tối thiểu", Kamalvandi nói thêm.
Sau hai tuần Iran phóng khoảng 200 tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel, Tel Aviv vẫn chưa hành động, dù nhiều lần đe dọa sẽ tung đòn "chết chóc, chính xác và bất ngờ" đáp trả Tehran.
Một số phương án đáp trả Iran đã được các quan chức Israel nêu ra, như nhắm vào các cơ sở hạt nhân, hạ tầng dầu khí hoặc mục tiêu quân sự, nhưng bất đồng trong nội bộ chính quyền Thủ tướng Netanyahu dường như đã cản trở họ đưa ra quyết định cuối cùng.
"Chúng tôi luôn nghiêm túc xem xét những mối đe dọa này", Kamalvandi cho biết, thêm rằng cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế cần phải lên án mọi mối đe dọa hoặc tấn công nhằm vào cơ sở hạt nhân.
Các nhà phân tích nhận định nếu Israel tấn công cơ sở dầu khí Iran, Tehran có thể đáp trả bằng cách phong tỏa eo biển Hormuz, huyết mạch năng lượng của thế giới. Nếu kịch bản này xảy ra, giá dầu thế giới có thể vượt mức 200 USD/thùng, đẩy kinh tế toàn cầu tới bờ vực khủng hoảng.
Nếu nhắm vào các cơ sở hạt nhân Iran, Israel có thể vượt qua mọi lằn ranh trong cuộc xung đột, khiến căng thẳng leo thang và kéo Mỹ liên quan trực tiếp hơn tới chiến sự Trung Đông.
Các quan chức Mỹ cho hay Israel sẽ không nhắm vào các cơ sở dầu khí hay hạt nhân của Iran trong cuộc tấn công trả đũa, phù hợp với khuyến cáo từ Mỹ. Washington trước đó bày tỏ phản đối phương án Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran, cũng như không ủng hộ việc nhắm vào các nhà máy khai thác, tinh chế dầu mỏ, khí đốt của nước này, do lo ngại giá năng lượng toàn cầu sẽ leo thang.
Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Tel Aviv lắng nghe ý kiến từ Mỹ, nhưng chính họ sẽ quyết định cách thức đáp trả "căn cứ trên lợi ích quốc gia".
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)
Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin thừa nhận bị phương Tây ‘qua mặt’, Ukraine thông báo bắn hạ 3 máy bay Su-34, chiến sự Israel-Hamas tại Dải Gaza, động đất ở Trung Quốc… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian, The Atlantic… tổng hợp.
Tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, mang đầu đạn siêu vượt âm được coi là át chủ bài để Triều Tiên đe dọa căn cứ chiến lược Mỹ tại Guam.
Một đoạn video ghi lại cảnh một học sinh tát thầy hiệu phó tại một trường tiểu học nằm ở thành phố phía Tây Jeonju, Hàn Quốc đã được lan truyền rộng rãi trên mạng vào tháng trước.
Hezbollah tuyên bố hạ UAV trị giá 6 triệu của Israel, quân đội nước này cho biết máy bay trúng tên lửa phòng không và rơi trên lãnh thổ Lebanon.
Hamas cáo buộc Israel không kích trường học gần Khan Younis, đang là cơ sở lánh nạn cho dân thường, khiến ít nhất 29 người chết.
Ngày 22/5, 'Tam giác Weimar' - gồm Đức, Pháp và Ba Lan - đã nhất trí đưa ra “phát ngôn và hành động thống nhất” trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU).
Theo THX, ngày 26/12, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo, nhóm phi công F-16 đầu tiên của nước này đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản dưới sự hỗ trợ của Liên minh Không quân quốc tế.
Không biết đi về đâu, nhiều gia đình ở thủ đô Beirut (Lebanon) chạy vội đến bờ biển Beirut để trốn khi Israel tấn công vào khu vực phía nam Beirut.
Lũ lụt, lở đất nghiêm trọng ở Nepal khiến ít nhất 148 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.