Quân đội Iran công bố hình ảnh về căn cứ tên lửa ngầm mới tại khu vực ven biển phía nam đất nước, cho biết họ muốn gửi thông điệp răn đe đến đối thủ.
"Chúng tôi chuẩn bị năng lực để đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào, ở mọi quy mô, cách thức, vị trí địa lý", Alireza Tangsiri, Tư lệnh Hải quân của Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cho biết trong video do truyền hình nhà nước Iran đăng tải ngày 1/2.
Căn cứ tên lửa có hành lang dài và sâu, chứa loạt phương tiện quân sự, bệ phóng. Căn cứ này nằm ở ven biển phía nam Iran. Vị trí chính xác của nó không được công khai.
"Căn cứ chứa hàng trăm tên lửa hành trình có khả năng chống năng lực tác chiến điện tử của tàu khu trục địch. Các hệ thống này được đặt sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, có thể được triển khai trong thời gian ngắn", truyền hình nhà nước Iran đưa tin.
Đây là căn cứ tên lửa thứ ba được Iran công bố trong một tháng qua. Ngày 10/1, Lực lượng Không gian Vũ trụ của IRGC công bố căn cứ tên lửa ngầm, được sử dụng cho các chiến dịch tấn công tên lửa True Promise 1 và 2 nhằm vào Israel hồi tháng 4 và tháng 10/2024.
Ngày 18/1, Hải quân IRGC công bố căn cứ tên lửa ngầm tại Vịnh Ba Tư, hai ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quay lại Nhà Trắng.
Tổng tư lệnh IRGC Hossein Salami cho biết các căn cứ tên lửa được công bố là thông điệp gửi đến kẻ thù của Iran. "Họ cần tính toán chính xác hơn, đảm bảo không mắc sai lầm vì nếu điều đó xảy ra, tất cả hệ thống tên lửa này sẽ được kích hoạt", ông cảnh báo.
Ngoài ra, Tư lệnh Hải quân Alizera Tangsiri cũng công bố tên lửa hành trình mới là Ghadr-380, tầm bắn hơn 1.000 km và có khả năng miễn nhiễm với chống nhiễu điện tử.
Iran còn tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự trong những tuần qua. Tehran được cho là đang muốn thể hiện họ chưa bị mất ảnh hưởng trong khu vực. Các lực lượng dân quân mà nước này hậu thuẫn như Hezbollah ở Lebanon, Hamas ở Dải Gaza và Houthi tại Yemen đã chịu thiệt hại nặng, còn chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh của Tehran, đã sụp đổ.
Đức Trung (Theo PressTV, Jerusalem Post, AFP)
Hôm 25/9 - một ngày sau khi Pháp thông báo rút quân khỏi Niger, phía Mỹ khẳng định đang cân nhắc một số kế hoạch liên quan đến tương lai việc quân đội nước này hiện diện ở Niger.
Vụ tấn công tòa lãnh sự Iran ở Syria khiến 7 cố vấn thiệt mạng được coi là bước leo thang nguy hiểm nhất ở Trung Đông từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra.
Ngày 23/8, Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới quốc gia (BRIN) Indonesia khẳng định, Jakarta hiện đang trong quá trình phát triển các nhà máy điện hạt nhân, với mục tiêu phục vụ các chương trình phát triển quốc gia.
Theo chỉ đạo của Tổng thống Biden, Mỹ cảnh báo Iran ngừng mọi âm mưu và sẽ coi bất kỳ nỗ lực nào nhắm đến tính mạng của cựu tổng thống Donald Trump là 'hành động chiến tranh'.
Quân đội Nga tập kích các sở chỉ huy và cơ sở quân sự Ukraine ở Kharkov, đáp trả vụ pháo kích Belgorod khiến 24 người thiệt mạng.
Tổng thư ký NATO nói Ukraine có quyền tấn công mục tiêu quân sự Nga bên ngoài lãnh thổ, kể cả bằng các loại vũ khí do phương Tây cung cấp.
Sáng 8/3 (giờ địa phương), Phái đoàn thường trực hai nước Việt Nam và Vanuatu tại Liên hợp quốc (LHQ) đã phối hợp tổ chức Phiên họp trù bị trực tuyến về thủ tục xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện mong muốn không ngừng củng cố, thúc đẩy, phát triển quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt với Cuba.
Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu, cựu bộ trưởng quốc phòng Israel Gallant và chỉ huy cánh vũ trang của Hamas Mohammed Deif.