Iran đã tham gia vào các nỗ lực ngoại giao với các nước Trung Đông nhằm giảm bớt quy mô phản ứng đáp trả của Israel.
Theo các nguồn thạo tin của Đài CNN, sau vụ tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel hồi đầu tháng này, Chính phủ Iran đang vô cùng lo lắng và gấp rút thực hiện các nỗ lực ngoại giao với các nước Trung Đông để xem liệu có thể giảm quy mô phản ứng của Israel hay không. Và nếu việc giảm thiểu không thành, liệu các nước này có thể giúp bảo vệ Tehran hay không.
Nỗi lo xuất phát từ việc Iran không chắc chắn liệu Mỹ có thể thuyết phục Israel không tấn công vào các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ của Tehran hay không, cùng với thực tế là lực lượng Hezbollah (đóng tại Lebanon) đã bị suy yếu đáng kể bởi các hoạt động quân sự gần đây của Israel.
Các đồng minh vùng Vịnh của Mỹ, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Bahrain và Qatar, cũng đã bày tỏ lo ngại về một cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Iran, cho rằng điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực về kinh tế và môi trường cho toàn bộ khu vực - một nhà ngoại giao Ả Rập nói với CNN.
Các nước vùng Vịnh nói chung đều muốn đứng ngoài xung đột.
Iran đã công khai cảnh báo rằng bất kỳ bên nào được coi là hỗ trợ Israel sẽ bị coi là kẻ gây hấn. Nhưng cũng khó có khả năng các nước láng giềng của Iran sẽ công khai bảo vệ nước này trong trường hợp Tehran bị Israel tấn công.
Dù vậy, Saudi Arabia, UAE và Qatar đã khẳng định với Mỹ và Iran về việc sẽ không thể Israel sử dụng không phận của các nước này để tấn công Iran.
Jordan cũng sẽ bảo vệ không phận của mình khỏi bất kỳ sự xâm nhập trái phép nào, bất kể nguồn gốc là gì - một quan chức Jordan cho biết.
Nhà ngoại giao Ả Rập cũng tiết lộ Iran đặc biệt quan tâm đến việc nhận được sự giúp đỡ từ Saudi Arabia trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Israel và sử dụng ảnh hưởng của nước này với Washington để giúp tìm ra giải pháp cho tình hình hiện tại.
Tuần qua, Ngoại trường Iran Abbas Araghchi đã đến Saudi Arabia để tham vấn về các diễn biến trong khu vực và "ngăn chặn tội ác của chế độ Zionist (ám chỉ Israel) ở Lebanon và Gaza".
Mỹ cũng không tin rằng Iran muốn vướng vào một cuộc chiến toàn diện với Israel. Nguồn tin quan chức của CNN cho biết thông qua các kênh hậu trường, Washington vẫn thúc giục Tehran hiệu chỉnh phản ứng trong trường hợp Israel tấn công.
Mỹ đã tham vấn với Israel về kế hoạch ứng phó với cuộc tấn công tên lửa của Iran. Washington tỏ rõ rằng không muốn Tel Aviv tấn công vào các cơ sở hạt nhân hay dầu mỏ của Iran.
Hôm 9-10, trong cuộc trao đổi đầu tiên sau gần 2 tháng, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng hành động trả đũa của Tel Aviv nên là "tương xứng".
Chính quyền ông Biden cũng lo ngại rằng các cuộc tấn công trả đũa đang diễn ra giữa Iran và Israel có thể leo thang thành một cuộc chiến khu vực lớn hơn và kéo cả Mỹ vào cuộc.
Một phần quan trọng trong những lo ngại của Mỹ là ảnh hưởng của nước này với Israel dường như đang giảm dần trong năm qua.
Tương tự các hoạt động ở Dải Gaza, Israel ngày càng phớt lờ những yêu cầu của Mỹ về việc kiềm chế ở Lebanon. Các chiến dịch ném bom và tấn công trên bộ ở Lebanon kể từ cuối tháng 9 của Israel đã khiến hơn 1.400 người ở Lebanon thiệt mạng.
Israel cũng không tham vấn với Mỹ trước khi tiến hành tấn công phá hủy hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm do thành viên Hezbollah sử dụng, hoặc trong vụ ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ở Beirut.
Nội các an ninh của Israel vẫn chưa ra quyết định về cách trả đũa Iran, theo tiết lộ của một quan chức nước này. Tính đến tuần trước, Israel chưa đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về việc sẽ không nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Song Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã cảnh báo phản ứng của nước này với Iran sẽ "rất mạnh mẽ, chính xác và trên hết là gây bất ngờ": "Họ sẽ không hiểu chuyện gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào", ông phát biểu hôm 9-10.
Mỹ tịch thu chiếc máy bay thường xuyên được Tổng thống Venezuela sử dụng, sau khi xác định giao dịch mua phi cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ông Kim giám sát tập trận sử dụng bệ phóng rocket đa nòng siêu lớn, mô phỏng khả năng tấn công phủ đầu Hàn Quốc.
Các phi công Ukraine đang sử dụng chiến thuật “chồn hoang”, để cho radar phòng không đối phương phát hiện mình, theo dõi nguồn sóng radar và tấn công ngược lại.
Pháo phản lực HIMARS của Ukraine tấn công thao trường nơi quân nhân Nga tập trung chờ chỉ huy thị sát, khiến ít nhất 65 người thiệt mạng, theo các nguồn tin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow tái khẳng định cam kết chung trong việc tiếp tục nỗ lực toàn diện hơn nữa để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Ngày 17/8, quan chức cấp cao Hamas Sami Abu Zuhri bác bỏ sự lạc quan của Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi lãnh đạo Nhà Trắng cho biết gần đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza sau cuộc đàm phán tại Doha.
Bộ Ngoại giao cho biết tình hình tại Haiti leo thang rất nghiêm trọng, khuyến cáo công dân Việt Nam không đến những nơi xảy ra xung đột.
Ngày 10/7, báo Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ đăng bài viết đánh giá rằng, năng lực tác chiến điện tử của Nga đã khiến các loại đầu đạn được dẫn đường chính xác của phương Tây trở nên “vô dụng” trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Phó chủ tịch Duma Quốc gia nói quân đội Nga sẽ hạ tất cả binh sĩ được Pháp triển khai đến Ukraine, nếu Paris quyết định làm điều này.