Thời gian qua, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã tích cực tuyên truyền, phổ biến đến đồng bào dân tộc thiểu số các kiến thức về hôn nhân gia đình, nâng cao nhận thức trong hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Tại tỉnh Hoà Bình, theo thống kê, số liệu tảo hôn qua các năm giảm dần từ 12.93 % (năm 2015) xuống 5,61 % (năm 2021). Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 30/6/2022 trong số 28.642 trường hợp kết hôn có 2.526 trường hợp tảo hôn chiếm 8.81% (trong đó có 626 trường hợp cả 2 vợ chồng cùng chưa đủ tuổi chiếm 24,78 % các trường hợp tảo hôn).
Phần lớn trường hợp tảo hôn đều tập trung vào bộ phận dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xảy ra khắp các địa bàn trong tỉnh, các huyện có tỷ lệ cao như: Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Sơn...
Thống kê cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 18 trường hợp kết hôn cận huyết thống nhưng từ năm 2019 đến nay không có trường hợp nào liên quan đến kết hôn cận huyết thống. Các trường hợp kết hôn cận huyết thống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc Mông, Tày, Mường, Dao (100% ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi).
Những hệ lụy do tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở vùng miền núi đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chất lượng cuộc sống của chính những gia đình “trẻ con”, rộng hơn là của cộng đồng dân cư khu vực đó.
Việc kết hôn sớm, kết hôn giữa những người là anh em, họ hàng ảnh hưởng đến thể chất của các em, nhất là các em gái. Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình dục sớm, mang bầu, rồi nuôi con khiến sự phát triển đầy đủ của người phụ nữ bị chậm lại, thoái hoá, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong. Những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sức đề kháng kém, ốm đau triền miên.
Việc phải nuôi con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa có, khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, dễ mắc bệnh… Không những thế, sau các đám cưới tảo hôn nhiều khi cũng khiến bố mẹ và các gia đình “trẻ con” phải còng lưng trả nợ. Nhiều gia đình phải vay mượn, cầm cố nhà cửa, ruộng nương để làm đám cưới.
Xong việc chưa kịp vui mừng đã phải mang trâu, mang thóc đi trả nợ. Có nhà phải bán ruộng rồi kéo nhau đi làm thuê, làm mướn. Đáng buồn hơn có gia đình phải bán cả nhà để trả nợ rồi dắt díu nhau ra bìa rừng dựng lều ở tạm.
Trong những năm gần đây, các cấp chính quyền huyện Tân Lạc đã phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền, các lớp phổ biến kiến thức về hôn nhân để mọi người dân được biết. Cùng với đó là ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý, chế tài xử lý đối với việc vi phạm liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Qua các buổi tuyên truyền, nhận thức của nhiều người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã có những chuyển biến rõ nét.
Chị Bùi Thị Mai (xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc) cho hay - thông qua công tác tuyên truyền, đồng bào đã nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu được những tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bây giờ kết hôn thì nữ phải cứ đủ 18 tuổi, nam phải đủ 20 tuổi, tức là đủ điều kiện đăng ký thì mới cho kết hôn.
Ông Bùi Tiến Lực - Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Việc xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đẩy mạnh triển khai thực hiện. Địa phương đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn như: Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên, cán bộ cấp xã.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tích cực tuyên truyền về tác hại, hậu quả, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho người dân, đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ hoặc là nạn nhân của tảo hôn.
Thông qua các các hình thức: tuyên truyền miệng, qua hệ thống truyền thanh của xã, cấp tờ rơi, tài liệu, lồng ghép trong các cuộc họp thôn, xóm nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin để từ đó thay đổi hành vi , góp phần giảm thiểu và tiến tới ngăn chặn nạn tảo hôn.
Hàng chục sinh viên mang theo cờ lê, mỏ lết, dầu nhớt… vào 'rốn' ngập của Đà Nẵng để sửa xe máy miễn phí cho người dân.
Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Báo cáo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người để lấy ý kiến đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sau hơn một năm nghiên cứu, cơ quan chức năng xác định 145 triệu m3 cát biển ở Sóc Trăng có thể dùng làm vật liệu đắp nền cao tốc ngay.
Do xích mích với vợ, người chồng ở Đà Nẵng đã tháo 2 chiếc lốp xe ôtô mang cất, rồi giả bộ không biết. Người vợ sau đó đã trình...
Hiện quốc lộ 51 đang xuống cấp, nhưng do chưa xác định quyền sở hữu nên không thể duy tu, sửa chữa.
TP - Dự kiến từ tháng 6, Bình Dương sẽ không tiếp nhận hồ sơ giấy; hướng tới thực hiện 3 không: Không dùng tiền mặt, không nhận hồ sơ giấy, không cần đến Trung tâm Hành chính công.
Sạt lở khu vực bờ kênh Thanh Đa thời gian qua không gây thiệt hại về người nhưng khiến 15 căn nhà bị ảnh hưởng, đa số bị nứt tường, lún và nghiêng ra phía kênh, có thể bị sạt lở về phía sông.
Đây là kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp trong việc bán đấu giá căn nhà tại quận 7, trong khi trước đó Cục Thi hành án dân sự TP.HCM kết luận người mất nhà tố sai.
Ngày 19.6, TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên án 20 năm tù với Hoàng Thị Thảo (sinh năm 1988, trú thôn Tân Khê, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà...