Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố ủng hộ người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte trở thành tổng thư ký tiếp theo của NATO, dù trước đó phản đối.
"Hungary sẵn sàng tán thành Thủ tướng Rutte cho vị trí tổng thư ký NATO", ông Orban ngày 18/6 đăng trên mạng xã hội X sau khi hai lãnh đạo gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ.
Sự ủng hộ của Thủ tướng Hungary đã loại bỏ một rào cản lớn để ông Rutte lên nắm quyền lãnh đạo liên minh xuyên Đại Tây Dương. Hiện tại, chỉ có Tổng thống Romania Klaus Iohannis là ứng viên duy nhất còn lại.
Ngoại trừ Romania, tất cả 31 quốc gia NATO khác đều sẵn sàng ủng hộ Thủ tướng Rutte. Tuy nhiên theo quy định, để trở thành lãnh đạo liên minh, một ứng viên cần nhận được đồng thuận từ tất cả các đồng minh.
Thủ tướng Orban cho hay ông đã bật đèn xanh sau khi nhận được đảm bảo từ người đồng cấp Hà Lan rằng ông sẽ tuân thủ thỏa thuận mà lãnh đạo Hungary đã đồng ý với Tổng thư ký NATO hiện tại Jens Stoltenberg vào tuần trước về kế hoạch của khối nhằm điều phối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Theo thỏa thuận, Hungary sẽ không ngăn cản các kế hoạch để liên minh tăng cường chuyển vũ khí tới Ukraine, nhưng Budapest không phải đóng góp cho sáng kiến này.
Trong khi đó, truyền thông Slovakia, quốc gia đang lưỡng lự về việc ủng hộ Thủ tướng Rutte, cùng ngày cho biết Tổng thống Peter Pellegrini đã tán thành lãnh đạo Hà Lan để đổi lấy sự giúp đỡ từ Amsterdam trong việc cung cấp các thiết bị phòng không.
Các nhà ngoại giao NATO cho biết họ mong đợi Tổng thống Romania Iohannis sẽ sớm tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua, mặc dù chưa có thông báo nào từ Bucharest.
Nếu được tất cả các thành viên lựa chọn, Thủ tướng Rutte có thể nhậm chức khi nhiệm kỳ của ông Stoltenberg kết thúc vào ngày 1/10.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Một nhóm 6 phụ nữ, trong đó có 4 người Việt Nam, được cảnh sát Pháp giải cứu trong thùng xe tải đông lạnh, sau khi gửi tin nhắn nhờ...
Thiệt hại do bạo loạn bắt đầu từ tuần trước tại Pháp được ước tính lên tới 1,1 tỷ USD, với hàng trăm cơ sở kinh doanh, ngân hàng bị phá hoại.
Chiều 16/5, tại Hà Nội, Chi bộ Vụ Trung Đông - châu Phi phối hợp với Chi bộ Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Chi bộ các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Phi tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề 'Theo dấu chân Bác Hồ: Bác Hồ với châu Phi và tình cảm của nhân dân châu Phi với Bác Hồ'.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ, đóng góp của ASEAN cho công việc chung của LHQ và cho Văn phòng của Chủ tịch Đại hội đồng.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, Đô đốc Viktor Liina ngày 14/1 cho biết các tàu ngầm hạt nhân thuộc Dự án 949A Antey được hiện đại hóa và tái trang bị hệ thống tên lửa mới sẽ thực hiện nhiệm vụ tương tự như tàu ngầm hạt nhân đa năng Yasen-M.
Diễn ra hơn 4 tháng trước ngày bầu cử, cuộc tranh luận tối 27-6 là cuộc tranh luận ứng viên tổng thống sớm nhất trong lịch sử Mỹ.
Nhân chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-GCC tại Saudi Arabia, sáng 20/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Quốc vương Qatar, Tổng thống UAE, và Hoàng thân, Phó Thủ tướng Oman.
Vừa qua, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã gặp Giáo sư, Viện sỹ A.V. Torkunov, Hiệu trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO). Cùng dự có ông Malgin, Phó Hiệu trưởng và bà Koldunova, Giám đốc Trung tâm ASEAN.
Hạ viện Mỹ ngày 12/1 đã thông qua 3 dự luật tài chính được lưỡng đảng xem xét liên quan đến Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục, giúp các dự luật nhằm tăng cường sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan này tiến gần hơn đến việc trở thành luật.