Hứa Vĩ Văn vừa trở về TP.HCM sau khi hoàn tất những cảnh quay cuối cùng của phim Mưa đỏ và kịp check-in chợ hoa Tết, chuẩn bị đón giao thừa bên gia đình.
Đầu năm mới, diễn viên tâm sự về vai diễn hiếm hoi mà anh nhận lời kể từ Đất rừng phương Nam ra rạp hai năm trước.
Mưa đỏ của đạo diễn Đặng Thái Huyền cùng với Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là hai phim lớn về đề tài lịch sử, chiến tranh - cách mạng, sẽ ra mắt khán giả trong năm 2025 này.
*Sau Đất rừng phương Nam, không thấy Hứa Vĩ Văn đóng thêm phim nào cho tới Mưa đỏ. Vì sao vậy?
- Sau vai thầy Bảy trong Đất rừng phương Nam, Văn cảm thấy hơi bị tổn thương và tuột cảm xúc nhiều.
Cũng có nhiều lời mời đóng phim nhưng tôi không cảm thấy hứng thú. Thậm chí tôi từng xác định sẵn sàng ngồi yên không làm gì hết để chờ đợi một điều gì đó, một vai diễn nào đó có thể lay động được con tim của mình.
Rồi kịch bản Mưa đỏ đến đã khuấy động mặt hồ ấy. Hứa Vĩ Văn phải cảm ơn Mưa đỏ rất nhiều.
Cảm ơn Mưa đỏ, cảm ơn nhân vật bác sĩ Lê, dẫu một vai nhỏ thôi, nhưng đã tưới tắm tâm hồn của một diễn viên như tôi để có thể bắt đầu nở hoa trở lại.
Những bông hoa có thể héo đi, những cành lá có thể rụng đi nhưng cội rễ vẫn ở đó. Tâm hồn mình như cội rễ ấy, chờ đợi một cơn mưa để nảy mầm. Mưa đỏ là một cơn mưa như vậy.
* Vì nhân vật thầy Bảy chưa đúng với kỳ vọng của Hứa Vĩ Văn hay bộ phim nhận về nhiều chỉ trích từ một bộ phận khán giả nên anh cảm thấy bị tổn thương?
- Hứa Vĩ Văn đã đóng phim 20 năm và nhận được nhiều tình cảm của khán giả dành cho mình. Vì thế tôi luôn chọn những kịch bản tốt nhất để tham gia, để dành tặng, tri ân khán giả đã ủng hộ mình.
Tôi biết toàn bộ ê kip phim Đất rừng phương Nam đã rất nỗ lực và hết mình để mang đến một bộ phim tốt. Tôi cũng là một phần trong đó. Vì thế khi Đất rừng phương Nam gặp "bão mạng", tôi khá chạnh lòng và bối rối về tình yêu thương của khán giả, không biết khán giả nghĩ gì về mình. Buồn chứ.
Cách đây không lâu khi tham dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành có nhắc lại trường hợp bộ phim trong một tọa đàm, tôi khá rưng rưng. Cảm ơn anh đã bảo vệ bộ phim. Nhờ câu nói đó của anh, những người tham gia như chúng tôi cũng cảm thấy được an ủi.
* Vậy Mưa đỏ có gì đặc biệt?
- Tôi từng tham gia rất nhiều phim nhưng không phải phim nào cũng có chủ đề về chiến tranh - cách mạng như Mưa đỏ. Đây là chủ đề mà tôi mong được đóng từ lâu, lại được đầu tư rất chỉn chu, khi có cơ hội nhất định không bỏ lỡ. Được trở thành một phần của Mưa đỏ là một điều quá hãnh diện của tôi.
*Anh đã chuẩn bị những gì cho vai diễn lần này?
- Giống các diễn viên khác, bản thân Văn cũng trải qua 3 - 4 tháng tập luyện bắn súng, tập thể lực… ở Củ Chi. Đặc biệt tất cả diễn viên phải giảm cân để phù hợp với tạo hình nhân vật thời điểm đó. Vào vai bác sĩ Lê, phải chuẩn bị thêm về mặt tâm lí, tâm hồn để diễn tả sắc nét nhân vật.
Riêng chuyện giảm cân, với một diễn viên như Văn không dễ. Do đặc tính độ tuổi, các diễn viên trẻ dễ giảm cân hơn mình. Mỗi sáng, 4h sáng, mình lại chạy xe từ TP.HCM lên Củ Chi tập cùng mọi người. Có hôm ở lại, có hôm phải chạy về lo công việc rồi lại chạy lên lại. Nói chung cũng khá vất vả.
* Khi tham gia dự án này, có nhiều kỷ niệm vui không?
- Ngày nào cũng vui, cũng nhớ. Nhớ nhất những ngày tập luyện cùng các anh em. Cứ sáng đến, là chạy bộ cùng mọi người, cùng hát, cùng trò chuyện với nhau.
Đến những ngày quay, nhớ nhất một cảnh phải cưa chân, cứ nghĩ quay tượng trưng thôi. Nhưng khi thấy vết thương, những con dòi… thì nó nằm ngoài tưởng tượng của Văn. Đã vậy, đạo diễn còn kêu "ít dòi quá, thêm dòi vào". Nó cứ lóc nhóc chui ra chui vào chỗ vết thương. Văn vừa diễn vừa sợ. Chưa kể máu me be bét nữa. Tôi kể qua một vài ví dụ để thấy đoàn phim tỉ mỉ đến từng chi tiết như thế nào.
Một cảnh khác cũng gây ấn tượng đó là khi bác sĩ Văn nhận cú điện thoại từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là một cảnh khó để diễn vì có nhiều lớp lang cảm xúc khác nhau. Khi cúp điện thoại, nước mắt cứ thế mà tuôn lúc nào không hay.
*Hứa Vĩ Văn là người miền Nam, đóng phim về mảnh đất Quảng Trị chắc hắn sẽ có nhiều trải nghiệm khác biệt?
- Nhắc tới phim về chiến tranh, cách mạng, tôi ít nhiều nghĩ chắc kịch bản khô khan hoặc nhiều khi mang tính minh họa thôi. Nhưng thú thật bản thân tôi đã bị bất ngờ khi cầm kịch bản Mưa đỏ bởi nó quá đặc biệt và đây là một câu chuyện cần phải được kể lại.
Trong dự án phim này, hầu như tất cả nhân vật đều có số phận và câu chuyện có thể làm cho mình cảm thấy lay động. Hứa Vĩ Văn đã khóc rất nhiều. Tôi đã sợ mình là khán giả chứ không phải là một diễn viên nữa. Đó là điều tối kị của một diễn viên.
Lần đầu tiên góp mặt trong một bộ phim kể về 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị khói lửa, đây là một cơ hội và một mối duyên đặc biệt. Vì thế lúc nào trước khi làm một việc gì đó, Văn cũng thắp một nén nhang cho các cụ.
Dù ở đây, có nhiều người đã hi sinh nhưng khi đặt bàn chân tới đây, Văn lại cảm thấy rất ấm áp, được che chở, mọi thứ suôn sẻ.
* Hứa Vĩ Văn thường được nhớ đến với một cái hình ảnh soái ca trên màn ảnh. Trong phim này thì sao?
- Thực ra trong suốt nhiều năm qua, tôi đã "xé nát" danh xưng đó rồi. Hầu như không đóng vai soái ca nào luôn. Là một diễn viên, Hứa Vĩ Văn vẫn thích danh xưng diễn viên hơn là một danh xưng soái ca.
* Cảm ơn anh. Chúc anh một năm mới dồi dào sức khỏe.
Mưa đỏ (đạo diễn: Đặng Thái Huyền, biên kịch: Chu Lai) là dự án phim lịch sử có quy mô lớn về hiện thực chiến tranh cách mạng, phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Đây dự án có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội nhân dân trong 10 năm trở lại đây với diện tích bối cảnh phim trường gần 50ha.
Đơn vị đã khảo sát bối cảnh phim ở hơn 10 tỉnh; trong đó phần lớn bối cảnh được quay tại tỉnh Quảng Trị.
Mưa đỏ hiện đã hoàn thành quay tiền kỳ, dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 2-9 năm nay.
NSƯT Diệu Hiền được người nhà đưa từ TPHCM đến nghĩa trang Hoa viên Bình Dương để thắp mộ cho NSƯT Vũ Linh. Bà bị bệnh tim nặng, di chuyển khó khăn, phải ngồi xe lăn suốt thời gian dài.
Chồng cũ của cô Thái bị buộc tội 7 tội danh trộm cắp, liên quan đến cáo buộc ăn trộm 39 chiếc vòng cổ, 32 chiếc vòng tay, 13 thỏi vàng, 102 hạt vàng, 6 mặt dây chuyền và 10 lượng vàng trong 7 vụ riêng biệt.
Những ngày qua, nghệ sĩ người đến tận vùng lũ trao nhu yếu phẩm, người chọn cách theo đoàn từ thiện trao tiền giúp người dân khắc phục hậu quả sau bão YAGI. Dù thời gian khác nhau, mục đích chính của nghệ sĩ là san sẻ khó khăn với người dân vùng lũ, sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Nhà văn, dịch giả Mai Sơn qua đời ở tuổi 67 sau thời gian điều trị ung thư, rạng sáng 25/12.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt đã khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sỹ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc.
Trưa 19-5, tiền vệ Nguyễn Phong Hồng Duy đã làm lễ thành hôn cùng cô dâu Phạm Thị Kiều Oanh ở Gia Lai.
Chương trình Đấu trường ngôi sao 2024 khép lại với chiến thắng thuộc về đội ca sĩ Nguyễn Phi Hùng với số điểm tuyệt đối.
Thảm đỏ Liên hoan phim Cannes có đủ thành phần tham dự, không riêng gì nghệ sĩ nổi tiếng. Ban tổ chức có đãi ngộ đặc biệt đối với từng siêu sao, từ việc dọn đường, chào đón bằng máy bay nhào lộn... Trái lại có những trường hợp người nổi tiếng rơi vào cảnh 'muối mặt' vì bị đuổi khéo trên thảm đỏ.
Chủ nhân giải Nobel Văn học 2024 sẽ được Viện hàn lâm Thụy Điển công bố lúc 13h ở Stockholm ngày 10/10 (18h, giờ Hà Nội).