Bang Punjab - phía Bắc Ấn Độ - được biết đến là vựa lúa mì của quốc gia Nam Á, nhờ hưởng nguồn nước ngầm dồi dào chảy ra từ dãy Himalaya. Tuy nhiên, phần lớn lượng nước đó bị nhiễm asen và sắt tự nhiên.
Những người dân sử dụng nước sinh hoạt lấy từ giếng ở các vùng nông thôn, đặc biệt là người dân nghèo, có nguy cơ ngộ độc asen do uống nước ô nhiễm.
“Hậu quả lâu dài của việc uống nước nhiễm asen có thể dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành nỗi lo cấp bách ở Punjab trong nhiều năm. Khi mở rộng phạm vi nghiên cứu, chúng tôi phát hiện nguồn nước còn có những chất gây ô nhiễm khác, chẳng hạn mangan, crom và urani”, GS. Pradeep chia sẻ.
Giáo sư Pradeep và nhóm nghiên cứu khám phá quy trình sử dụng vật liệu nano kim loại, ví dụ như bạc, nhằm phá vỡ phân tử thuốc trừ sâu. Các hạt nano kim loại này còn được sử dụng để phá vỡ các liên kết vận chuyển asen trong nước ngầm. Sự phân tách đó chính là nền tảng cho sự ra đời của phương pháp làm sạch nước ngầm với chi phí thấp, giúp hàng triệu hộ gia đình nghèo tại Ấn Độ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” do nhiễm độc asen.
Năm 2022, bang Punjab triển khai lắp đặt hơn 80 thiết bị lọc sử dụng công nghệ của GS. Pradeep, cung cấp nguồn nước sạch, không còn nhiễm asen cho khoảng 150.000 người. Các hệ thống lọc này cũng được sử dụng ở các bang khác như Uttar, Pradesh, Bihar và Tây Bengal, biến nước ô nhiễm thành nước sạch cho hơn 7,5 triệu người.
Ở khu vực vùng sâu, vùng xa, công nghệ này chứng tỏ tính thực tiễn rất lớn vì không cần dùng điện để vận hành.
“Máy lọc nước của chúng tôi hoạt động dựa trên vật liệu nano tiên tiến. Những vật liệu này trông như cát đen, dù chứa các hạt nano”, GS. Pradeep nói thêm.
Công nghệ loại bỏ asen và sắt dựa trên các vật liệu mới có khả năng loại bỏ các dạng asen khác nhau trong nước ngầm, với hiệu quả tương đương.
“Khi nước ô nhiễm chảy qua, bộ lọc sẽ giữ lại asen, sắt, uranium và các chất gây ô nhiễm. Việc vận hành hệ thống này không đắt đỏ nhờ vật liệu và màng lọc rẻ, cũng như không dùng điện. Do đó, đây là hệ thống lý tưởng để áp dụng tại các vùng nông thôn”, ông nói.
Theo GS. Pradeep, hệ thống này có thể hoạt động liên tục mà chỉ cần hai quy trình bảo trì hàng tháng, mỗi lần khoảng15 phút, đồng thời tạo ra ít nước thải hơn so với việc xử lý bằng các công nghệ khác như thẩm thấu ngược (RO).
Đối với GS. Pradeep, phát minh của ông bắt nguồn từ niềm tin về tầm quan trọng mang tính sống còn của công nghệ nước sạch với người nghèo, cũng như nhu cầu về các giải pháp chi phí thấp nhưng có thể vận hành liên tục với yêu cầu bảo trì tối thiểu.
Nỗ lực truyền cảm hứng cho cộng đồng khoa học
GS. Pradeep chính là chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển. Ông được vinh danh trong một buổi lễ trao giải trang trọng và hoành tráng được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) ngày 20/12/2022. Đó là Lễ trao Giải thưởng VinFuture lần 2 nhằm tôn vinh những nghiên cứu khoa học có tính đột phá, góp phần hồi sinh thế giới và tái thiết cuộc sống sau đại dịch COVID-19.
Sau khi được vinh danh và tiếp thêm nỗ lực bởi một trong những giải thưởng khoa học công nghệ lớn nhất thế giới, GS. Pradeep dự định tiếp tục nghiên cứu về các hệ thống lọc nước và mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều cộng đồng trên khắp Ấn Độ. Ông đã thành lập Trung tâm Nước sạch Quốc tế với sứ mệnh xây dựng một thế giới có nguồn nước an toàn.
Hiện, trên khắp Ấn Độ, các mạng lưới cảm biến nước được lắp đặt theo chương trình của chính phủ. GS. Pradeep cũng đồng sáng lập 7 công ty tập trung vào các vật liệu tiên tiến, khử ion điện dung, tách ẩm từ không khí và các cảm biến hiện đại. Ước tính, trong 10 năm tới, hơn 100 triệu mạng lưới cảm biến nước dự kiến sẽ được triển khai tại các hộ gia đình và nhà máy xử lý tại Ấn Độ.
“Chúng tôi hy vọng nỗ lực này không chỉ thu hút sự chú ý của các tổ chức học thuật, các nhà tài trợ, mà còn truyền cảm hứng cho những nhà khoa học nhằm tìm kiếm giải pháp giúp giải quyết những vấn đề của người dân tại các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới”, ông nói.
Thừa Thiên Huế lên kế hoạch cải thiện Chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) bằng nhiều giải pháp, trong đó có đầu tư vào khoa học, công nghệ, hỗ trợ các ý tưởng đổi mới, sáng tạo, sáng chế, đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
TP HCM đang triển khai cơ chế hình thành các trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế theo Đề án được UBND TP phê duyệt một tháng trước, trong đó khuyến khích hợp tác với các tổ chức nghiên cứu mạnh.
Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL) phát triển chip đọc suy nghĩ siêu nhỏ, mở ra cơ hội mới cho những người hạn chế vận động.
Một cá thể trăn đất dài hơn 5m, nặng 85kg, đã được một chủ nuôi tại thành phố Huế giao nộp cho cơ quan kiểm lâm với sự hỗ trợ vận chuyển của 5 người.
Hơn 4 tháng lên đường cùng chiếc xe tải nhỏ tên Sóc, tới nay Khoa đang dừng chân ở đảo Bali (Indonesia). Anh đã trải nghiệm Ngày Im lặng của người dân hòn đảo này.
Loại bêtông mới làm từ nước, xi măng và muội than hoạt động như một siêu tụ điện, giúp lưu trữ năng lượng tái tạo.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định rõ nguồn gốc những xác ướp Xiaohe khai quật ở Tân Cương cũng như sự biến mất trong lịch sử của nền văn minh này.
Sứ mệnh du hành vũ trụ đầu tiên của Boeing kết thúc với một khoang tàu rỗng đáp xuống Trái đất, để lại hai phi hành gia trong không gian.
Vệ tinh Shiyan-19 được phóng thành công sẽ thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ khảo sát tài nguyên đất, quy hoạch đô thị, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, cùng các nhiệm vụ khác.