TPO - Trong số 4.849 camera an ninh được lắp đặt tại các kiệt, hẻm, khu dân cư theo hình thức xã hội hóa ở Đà Nẵng, có hơn 2/3 camera đã không còn hoạt động. Cử tri mong muốn chính quyền thành phố có chủ trương nâng cấp, sửa chữa để tránh lãng phí nguồn lực.
Ngày 23/11, tại Chương trình HĐND với cử tri lần thứ 5 của TP Đà Nẵng, các cử tri đã có nhiều ý kiến về các cơ chế, chính sách và giải pháp chuyển đổi số tại cộng đồng khu dân cư.
Tiền Phong Đà Nẵng có 4.849 camera được lắp đặt tại các kiệt, hẻm, khu dân cư... theo hình thức xã hội hóa. Ảnh: Giang Thanh 1 |
Đà Nẵng có 4.849 camera được lắp đặt tại các kiệt, hẻm, khu dân cư... theo hình thức xã hội hóa. Ảnh: Giang Thanh |
Trong đó, cử tri đặc biệt quan tâm đến hệ thống camera an ninh được lắp đặt tại các khu dân cư, thôn, xóm theo hình thức xã hội hóa được thực hiện từ năm 2017.
Ông Phan Văn Năm (cử tri phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê), đánh giá việc lắp đặt hệ thống camera an ninh tại các kiệt, hẻm khu dân cư phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; góp phần răn đe những đối tượng xấu tại địa bàn dân cư.
“Tuy nhiên, do hệ thống được trang bị đã khá lâu, chất lượng hình ảnh không tốt và cũng có khá nhiều camera bị hư hỏng không tiếp tục sử dụng được”, ông Năm nêu ý kiến và kiến nghị thành phố rà soát, có chủ trương nâng cấp, sửa chữa hệ thống này để phục vụ tốt như mục đích đã đặt ra, tránh lãng phí nguồn lực.
Tiền Phong Hơn 2/3 camera đã hư hỏng và không còn hoạt động. 1 |
Hơn 2/3 camera đã hư hỏng và không còn hoạt động. |
Trả lời ý kiến của cử tri, Thượng tá Nguyễn Đại Đồng, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, thời gian qua, đơn vị đã thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ camera được lắp đặt theo hình thức xã hội hóa.
Kết quả, có 1.519 camera (tỉ lệ 31,32%) còn đang hoạt động, trong số camera đang hoạt động này, chỉ có 526 camera hoạt động có chất lượng tốt, rõ nét; còn lại 993 camera không rõ nét. Số camera không còn hoạt động là 3.330 camera, chiếm (68,68%).
Các camera xã hội hóa không có nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, nguồn kinh phí về đường truyền do Công an phường, xã chi trả để đảm bảo an ninh trật tự. Ngoài ra, phần lớn các camera này đều đang tận dụng nguồn điện và internet nhờ sự hỗ trợ người dân nên không phát sinh chi phí.
“Vừa qua, Công an TP Đà Nẵng đã có tờ trình 3062 ngày 20/9/2023 gửi Thường trực HĐND TP, để Thường trực HĐND chỉ đạo UBND TP bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đối với các camera vẫn còn hoạt động và khôi phục lại một số camera ở vị trí quan trọng để đảm bảo an ninh trật tự trong số 3.330 camera ngừng hoạt động”, Thượng tá Đồng nói.
Tiền Phong Theo Thượng tá Nguyễn Đại Đồng - Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, đơn vị đã đề nghị bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cũng như khôi phục hệ thống camera này. 1 |
Theo Thượng tá Nguyễn Đại Đồng - Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, đơn vị đã đề nghị bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cũng như khôi phục hệ thống camera này. |
Bên cạnh đó, Công an TP đang quản lý và khai khác hiệu quả hệ thống gồm 1.802 camera giám sát an ninh trật tự, đây là dự án được đầu tư từ những năm trước bằng nguồn ngân sách của Bộ Công an và thành phố.
“Hiện Công an TP đang tích cực triển khai dự án hiện đại hóa Trung tâm chỉ huy kết hợp với hệ thống camera đảm bảo an ninh trật tự giao thông và các phần mềm quản lý thông minh giai đoạn 1. Đây là dự án được HĐND TP Đà Nẵng thông qua trong kỳ họp tháng 9/2023. Việc triển khai rộng khắp hệ thống camera trên địa bàn thành phố với các camera được trang bị tính năng thông minh như: nhận diện khuôn mặt, nhận diện biển số xe và cảnh báo tự động… là những giải pháp căn cơ để đảm bảo an ninh trật tự xã hội trong thời gian tới”, Thượng tá Đồng cho hay.
Theo Thượng tá Nguyễn Đại Đồng - Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, từ năm 2017, chính quyền các cấp đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền để lắp đặt camera ở các địa điểm công cộng nhằm phục vụ công tác đảm an ninh trật tự ở các địa bàn khu dân cư với số lượng 4.849 camera.
Các camera này cùng hơn 29.000 camera mà người dân lắp đặt tại nhà riêng có góc quay ra kiệt hẻm và khu vực đường giao thông đã góp phần phòng ngừa cũng như đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật.
Cáo trạng nêu cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nhận 14 tỷ đồng 'quà cảm ơn', trong đó 4,1 tỷ đồng nhận hối lộ để tạo điều kiện cho trúng thầu cung cấp thiết bị y tế.
Hai túi Hermès bạch tạng của bà Trương Mỹ Lan có một túi nguồn gốc từ tiền phạm tội mà có và chiếc còn lại có nguồn gốc từ tài sản riêng, HĐXX tuyên thu giữ cả 2 chiếc túi này.
Ngọn lửa bùng lên từ nhà sách 3 tầng ở phường Long Phước, thị xã Phước Long, rồi cháy lan sang nhà dân lân cận, cột khói bốc cao hàng chục mét, tối 23/3.
Người mẹ 32 tuổi ở Việt Trì (Phú Thọ) ôm hai con gái nhỏ xuống sông Lô tự tử, bé gái lớn (11 tuổi) may mắn thoát khỏi mẹ, bơi được lên bờ.
Vạt đồi bên hông nhà bất ngờ sạt xuống, tràn vào phòng ngủ của gia đình ở xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, vùi chết vợ chồng trẻ và bé trai 2 tuổi.
Một chi nhánh ngân hàng ở Hải Phòng vừa ngăn chặn vụ lừa đảo với số tiền 677 triệu đồng.
Chiều muộn 16/5, trong phần đối đáp tại phiên tòa phúc thẩm đại án Việt Á, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội (VKS) bất ngờ đề nghị lại mức án đối với 11 bị cáo có đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Theo đó, đại diện VKS đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Thanh Phong - Phó phòng Tài chính CDC Bình Dương. Trước đó, ông này bị VKS đề nghị tuyên y án bởi 'mức án 24 tháng tù treo cấp sơ thẩm tuyên là phù hợp, không có căn cứ...
Phát hiện chồng lén làm đám cưới và sinh con với hai phụ nữ khác, chuyển cho họ 4,8 triệu nhân dân tệ, bà Ngô kiện đòi lại tài sản.
Khi phát hiện vụ cháy, người dân địa phương đã cắt dây tàu cá QB-11483-TS để tránh cháy lan và báo với cơ quan chức năng địa phương, đồng thời tiến hành chữa cháy tại chỗ.