Chính quyền Armenia ngày 30/9 tuyên bố hơn 100.000 người đã chạy trốn khỏi Nagorno-Karabakh, đồng nghĩa gần như toàn bộ dân số chính thức của người dân tộc Armenia tại khu vực li khai này đã rời đi kể từ khi Azerbaijan nắm quyền kiểm soát.
Người dân Armenia rời khỏi Nagorno-Karabakh. Ảnh: AP |
Người dân Armenia rời khỏi Nagorno-Karabakh. (Nguồn: AP) |
Người phát ngôn Nazeli Baghdasaryan của Thủ tướng Armenia cho biết số người tị nạn vào Armenia trong tuần qua đã lên tới 100.417 người.
Cuộc di cư này diễn ra sau khi vùng đất li khai của Armenia, với dân số trước đó ước tính khoảng 120.000 người, chứng kiến cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thập kỷ chống lại sự kiểm soát của người Azerbaijan đã bất ngờ kết thúc trong thất bại.
Baku đã tái chiếm được lãnh thổ, vốn được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, sau cuộc tấn công chớp nhoáng hồi tuần trước, dường như đã hạ màn cho cuộc xung đột đang căng thẳng này. Chính quyền của người dân tộc Armenia ở nước cộng hòa tự xưng Karabakh đã tuyên bố chính thức chấm dứt sự tồn tại sau khi đồng ý đầu hàng và giao nộp vũ khí.
Các cựu quan chức tại đây cũng cho biết các nhóm cư dân cuối cùng của Nagorno-Karabakh, gồm khoảng vài trăm người hầu hết là quan chức, nhân viên các dịch vụ khẩn cấp, tình nguyện viên và một số người có nhu cầu đặc biệt đều đang trên đường đến Armenia trong ngày 30/9.
Yerevan đã cáo buộc Baku tiến hành một chiến dịch "thanh lọc sắc tộc" nhằm quét sạch cộng đồng dân cư của người Armenia khỏi Nagorno-Karabakh. Trong khi đó, Baku bác bỏ cáo buộc này và công khai kêu gọi người dân tộc Armenia tại vùng lãnh thổ này ở lại và "tái hòa nhập" vào Azerbaijan.
Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Duarric thông báo cơ quan này sẽ cử một phái đoàn tới Nagorno-Karabakh vào cuối tuần này, chủ yếu để đánh giá các nhu cầu nhân đạo, đồng thời cho biết Liên hợp quốc "đã không được tiếp cận khu vực trên trong khoảng 30 năm qua".
Ngày 26/6 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật một số diễn biến nổi bật về tình hình xung đột Israel-Lebanon.
Ông Hakan Yasinoglu đã được cứu sống sau gần 12 ngày khi trận động đất có độ lớn 7,8 làm rung chuyển dữ dội tỉnh Hatay, địa phương nằm ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và gần biên giới với Syria.
Ngày 6/8, một quan chức Mỹ cho biết, khoảng 10 chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã bay đến một căn cứ quân sự ở Trung Đông trước đó một ngày.
'Dù khoảng cách địa lý xa xôi, nhưng chính những nét tương đồng đã đưa hai quốc gia xích lại gần nhau hơn…', Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani chia sẻ với Thế giới và Việt Nam về quan hệ hai nước trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính theo lời mời của Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva.
Đòn không kích lớn của Israel vào mục tiêu Hezbollah tại Lebanon trong ngày 23-9 đã khiến ít nhất 274 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Israel cảnh báo người dân di tản trước khi nước này tấn công quy mô lớn vào thung lũng Bekaa.
Thủ đô Caracas và phần lớn Venezuela mất điện trong hôm 30-8, giữa lúc căng thẳng chính trị về sự kiện Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử.
Giới chức Mỹ chấp thuận bán hơn 1.000 drone tự sát cùng thiết bị liên quan cho đảo Đài Loan trong thương vụ trị giá hơn 360 triệu USD.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden không có ý định thay đổi chính sách đối với Israel sau vụ nước này không kích trại tị nạn ở Rafah hôm 26/5.