Nhắc đến ngôi làng cổ nổi tiếng Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng - Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) người ta sẽ không thể không nhắc đến nghề gốm gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nằm bên dòng Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng.
Thế nhưng vấn đề bảo tồn nghề gốm gắn với phát triển du lịch vẫn luôn là điều mâu thuẫn trước câu chuyện thị trường, sinh kế của dân làng.
Hồi sinh
Nghề gốm Phước Tích hình thành từ cuối thế kỷ 15 nhưng vì nhiều lí do nên đã thất truyền và chỉ được “hồi sinh” chừng gần 20 năm trở lại. Giờ đây, gốm Phước Tích còn được xem là sản phẩm du lịch, một trải nghiệm cuốn hút với du khách trong và ngoài nước có dịp ghé qua ngồi làng cổ này.
Theo các nhà nghiên cứu, Phước Tích là ngôi làng gốm có lịch sử hình thành từ lâu đời, ông tổ Hoàng Minh Hùng là người khai canh lập làng cũng chính là người đã mang theo nghề gốm từ quê hương Cảm Quyết (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) vào xứ Cồn Dương, sau này là Phước Tích và truyền lại cho dân làng.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã hình thành, các cụ cao niên trong làng cho rằng, số lượng lò vào thời kì này tiếp tục giảm, nhưng quy mô lại lớn hơn, cả làng còn lại chỉ 5 lò gốm. Dưới tác động của nhiều nguyên nhân, hợp tác xã sản xuất gốm Phước Tích giải thể năm 1989, những lò gốm tắt lửa, bỏ hoang và dần sụp đổ.
Cho đến Festival Huế 2006, người dân Phước Tích mới phục dựng lại một lò gốm nhỏ - lò ngửa để nung một số sản phẩm gốm kích thước nhỏ nhằm phục vụ du khách tham quan. Kể từ đó, nhiều chương trình hỗ trợ giúp ngôi làng này dần “hồi sinh” lại nghề gốm từng thất truyền. Hàng nghìn sản phẩm như lu, hũ, ang, trình, thống, om, trách… qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã ra đời, phục vụ thị trường.
Ông Đoàn Quyết Thắng - Giám đốc Ban quản lí Di tích kiến trúc Nghệ thuật làng cổ Phước Tích, nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm đặc biệt được sản xuất để hàng tháng cống nạp cho các triều đại vua chúa nhà Nguyễn, đó là: “om ngự”, một loại om đất được làm riêng dành để nấu cơm từ gạo de An Cựu cho vua ăn. Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm khác như lu ghè, thạp, thống, tu huýt, và ông táo nung… “Việc hồi sinh nghề làm gốm không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân thông qua việc cung ứng ra thị trường, quảng bá du lịch” - ông Thắng chia sẻ.
Hướng đến xu hướng hội nhập
TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế - cho hay, trải qua bao biến thiên của lịch sử nghề gốm Phước Tích mặc dù đã dần dần không còn hưng thịnh như xưa, nhưng vẫn còn những nghệ nhân tâm huyết với nghề gốm. Những nghệ nhân này hàng ngày miệt mài sản xuất đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân vẫn đang cần đến những vật dụng thân quen của gốm Phước Tích.
Do vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống gốm Phước Tích là việc làm rất cần thiết nhằm sử dụng nguồn lực từ tài nguyên ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả, phục vụ phát triển du lịch bền vững. Đồng thời góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Huế trong bối cảnh đương đại.
Theo ông Hải, cần phải xác định việc bảo tồn và phát huy các giá trị nghề gốm Phước Tích truyền thống trong xu hướng biến đổi và hội nhập hiện nay là công việc tự thân của chính cộng đồng. “Điều đó có nghĩa là các nhà khoa học, các nhà quản lí chỉ có thể hướng cho người dân cách thức bảo tồn, phát huy và biến đổi như thế nào, cụ thể ra sao, cái gì không được thay đổi, cái gì có thể thay đổi, tổ chức nghề gốm trong hoàn cảnh mới ra sao… chứ không thể làm thay, gò ép người dân phải thực hiện theo “kịch bản” của mình” - ông Hải chia sẻ.
Đồng quan điểm, TS. Trần Đình Hằng - Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế - cho rằng, với số lượng nhân khẩu ít ỏi, lại đa phần cao niên thì nhu cầu và khát vọng phát triển nghề gốm Phước Tích gắn liền phát triển du lịch dịch vụ thực sự không đơn giản. Một khi chủ thể di sản là cộng đồng người dân Phước Tích chưa mặn mà với việc đó thì mọi sự đầu tư của nhà nước hay các tổ chức bên ngoài xã hội đưa đến, chưa chắc đã nhận được sự đồng tình một cách thuyết phục.
“Có lẽ đã đến lúc nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại mô hình, mức độ quản lý di sản một cách hài hòa, phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực theo hướng hài hòa với người dân với tư cách là chủ sở hữu di sản” - ông Hằng, nói.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị chủ đầu tư khắc phục ngay tình trạng hư hỏng, ngập nước khu vực thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ để đảm bảo an toàn, tránh ùn ứ giao thông.
Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 11.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng...
Thái Nguyên – Một trang trại chăn nuôi tại xã Lương Phú nhưng lại xả thải sang địa phận xã Kha Sơn gây bức xúc cho người dân. Mặc dù...
Sau hơn 50 năm treo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chóp tháp nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), 2 công dân người Thụy Sĩ lần đầu đặt chân đến Việt Nam.
Mấy ngày qua, mưa lớn khiến nhiều tảng đá to từ núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) lăn xuống chắn ngang lối lên xuống núi nên chính quyền địa phương tạm phong tỏa khu vực này.
Cha con “đại gia” điện gió miền Tây bị Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau tuyên phạt tổng cộng 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một thanh niên bị nước cuốn trôi mắc kẹt vào bụi cây giữa sông suốt 9 ngày đã được người dân phát hiện và giải cứu.
“Sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam là nguồn cảm hứng cho Argentina”, Bộ trưởng Argentina Elena Mondino chia sẻ với báo chí, “Việt Nam là ngôi sao đang lên”, Bộ trưởng Uzbekistan Bakhtiyor Saidov khẳng định trong cuộc gặp gỡ doanh nghiệp. Đó có lẽ “lực hấp dẫn” đưa hai vị khách đến thăm Việt Nam lần này.
Dịp Tết Giáp Thìn năm 2024, TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ những đoàn viên công đoàn, giáo viên và người lao động trong ngành giáo dục có hoàn cảnh khó khăn 500.000 đồng/trường hợp.