Ngày 14/6, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã tái cam kết hỗ trợ Ukraine "bất kể mất bao lâu".
Hội nghị thượng đỉnh G7: Gửi tín hiệu không thể nhầm lẫn đến Tổng thống Putin, |
Các lãnh đạo G7 chụp ảnh chung ngày 13/6. (Ảnh: Reuters) |
Dự thảo tuyên bố từ hội nghị thượng đỉnh, nơi các lãnh đạo G7 đồng ý một khoản vay mới trị giá 50 tỷ USD cho Kiev, nêu rõ: "Chúng tôi đồng lòng hỗ trợ công cuộc đòi tự do của Ukraine và tái thiết bất kể mất bao lâu".
Khoản vay 50 tỷ USD gửi "một tín hiệu không thể nhầm lẫn đến (Tổng thống Nga) Vladimir Putin".
Tin liên quan |
Áp thuế xe điện Trung Quốc: Bắc Kinh lên tiếng Áp thuế xe điện Trung Quốc: Bắc Kinh lên tiếng 'phàn nàn'; thịt lợn nhập khẩu từ EU bất ngờ 'chịu trận' |
Dự thảo cho hay: "G7 có ý định cung cấp tài chính, vốn sẽ được hoàn trả bằng dòng tiền lợi nhuận phi thường trong tương lai từ việc đóng băng tài sản chủ quyền của Nga được giữ tại Liên minh châu Âu (EU) và các khu vực pháp lý khác".
Theo đó, các nhà lãnh đạo đã giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng và quan chức bắt đầu làm việc về mặt kỹ thuật để cung cấp tiền cho Ukraine trước cuối năm.
Bên cạnh đó, G7 cam kết hành động chống lại các tổ chức tài chính Trung Quốc đã giúp Nga có được vũ khí để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đồng thời, cam kết sẽ trừng phạt các thực thể đã giúp Nga lách các lệnh trừng phạt về dầu mỏ bằng cách vận chuyển gian lận.
* Cũng trong ngày 14/6, các nhà lãnh đạo G7 cũng cho biết, Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) phải được phép làm việc không bị cản trở ở Gaza.
"Chúng tôi đồng ý rằng, điều quan trọng là UNRWA và các tổ chức, cơ quan khác của LHQ có đủ khả năng cung cấp viện trợ cho những người cần nhất, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả", dự thảo ghi rõ.
Kêu gọi các tác nhân bên ngoài ngừng thúc đẩy xung đột ở Sudan, nơi tình hình "tiếp tục xấu đi với thương vong dân sự ngày càng gia tăng" cũng là vấn đề được lãnh đạo nhóm nêu trong bản thảo thông cáo của hội nghị thượng đỉnh ở Italy.
Hội nghị thượng đỉnh G7 đã khai mạc vào chiều 13/6 (theo giờ địa phương) tại Borgo Egnazia, một khu nghỉ dưỡng gần thị trấn Fasano ở miền Nam Italy và kéo dài đến ngày 15/6.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi các bên kiềm chế sau làn sóng nổ máy nhắn tin trên khắp Lebanon, trong khi Mỹ - đồng minh thân thiết của Israel - khẳng định Washington không liên quan vụ việc.
Các cuộc tấn công không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân tại khu vực bị ảnh hưởng mà còn tạo ra những căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
Nghị quyết đặc biệt lên án việc kích động phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực chống lại người Hồi giáo.
Hai vụ sát hại nhân vật cấp cao của Hamas và Hezbollah trong vòng 12 giờ bộc lộ nhiều vấn đề lớn.
Quân đội Nga đã tăng đáng kể tần suất các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ Ukraine sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tiếp tục nóng lên sau hàng loạt diễn biến mới xung quanh nỗ lực ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Không quân Ukraine xác nhận, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định nguy cơ người đồng cấp Nga Vladimir Putin dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật là “có thật”.
Truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin về sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đánh giá cao vai trò, đóng góp của ông với sự phát triển của Việt Nam và vị thế trên trường quốc tế.