Các bộ trưởng ngoại giao thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và nhiều khách mời đang ‘tụ hội’ ở New Delhi (Ấn Độ) trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung đang leo thang.
Hội nghị ngoại trưởng G20: Xung đột Nga-Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung sẽ 'chiếm sóng'? |
Hội nghị Ngoại trưởng G20 năm nay được tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) từ ngày 1-2/3. (Nguồn: PTI) |
Hội nghị Ngoại trưởng G20 diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 ở Bengaluru (Ấn Độ) - đã kết thúc mà không thể đưa ra tuyên bố chung, do những bất đồng liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Cuộc họp hai ngày ở New Delhi có sự góp mặt của các Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Anh James Cleverly, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương... và nhiều đại diện không thuộc Nhóm G20 được chủ nhà Ấn Độ mời tham dự. Tổng cộng sẽ có đại diện của 40 nước, cùng các tổ chức đa phương tham dự Hội nghị.
Trong ba ngày đầu tháng 3, cuộc họp giữa các ngoại trưởng các nước thuộc nhóm Bộ tứ (QUAD), bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản, dự kiến sẽ được tổ chức bên lề hội nghị.
Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ giấu tên, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi mong muốn tập trung thảo luận các vấn đề, như biến đổi khí hậu và nợ công của các quốc gia đang phát triển.
Vị quan chức này cũng tiết lộ, Ấn Độ không muốn sự kiện này chỉ xoay quanh xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là vấn đề được cho là sẽ "phủ bóng" lên chương trình nghị sự. Ông này còn cho biết, "Ý định của New Delhi là tiếp tục thể hiện tiếng nói của Nam bán cầu và đưa ra các vấn đề liên quan đến khu vực".
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề kinh tế và kinh doanh Ramin Toloui cho biết, ông Blinken sẽ nhấn mạnh những nỗ lực của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển như an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Bên cạnh đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng sẽ nêu ra những thiệt hại do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, đồng thời kêu gọi các nước cùng “hối thúc” Moscow dừng các cuộc xung đột với Kiev.
Cuộc họp của các Ngoại trưởng G20 lần này cũng được đánh giá là nơi cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt về xung đột ở Ukraine.
Trong tháng qua, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đặc biệt trở nên căng thẳng, sau khi quân đội Mỹ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc bay trên bầu trời nước này, vì cho rằng, mục đích của vật thể này là để do thám các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã giải thích, khinh khí cầu phục vụ cho nghiên cứu khí tượng và chỉ vô tình bị thổi bay vào không phận Mỹ. Bắc Kinh đồng thời cho rằng, Washington đã “phản ứng thái quá”. Những bất đồng trong vụ khinh khí cầu này đã khiến Ngoại trưởng Blinken hoãn chuyến thăm Bắc Kinh vào hồi đầu năm nay.
Ngoài ra, hôm 28/2 vừa qua, Bắc Kinh đã cáo buộc Washington "đe dọa" hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan (Trung Quốc), sau khi một máy bay quân sự trinh sát và tàu tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Mỹ đi ngang qua khu vực này.
Về xung đột Nga-Ukraine, ông Anil Wadhwa - nhà ngoại giao Ấn Độ dự đoán, các vị quan chức G20 sẽ tiếp tục đưa ra những quan điểm khác nhau về vấn đề này.
"Các ngoại trưởng G20 sẽ khó có thể thống nhất trong việc đề xuất các cách thức, cũng như cơ chế giải quyết xung đột ở Ukraine… Có nhiều lý do có thể dẫn đến tranh cãi, nhưng điều quan trọng nhất là tình hình ở Ukraine đã trở nên vô cùng bất ổn”, ông Anil Wadhwa khẳng định.
Hơn một năm kể từ khi xung đột Dải Gaza nổ ra, nhiều binh sĩ Israel được cho là đã kiệt sức, quân đội gặp khó trong việc tuyển quân, còn những người quay về thì gặp sang chấn tâm lý.
Hàn Quốc thông báo nước này bắt đầu tăng cường kiểm soát biên giới với ai đến từ 5 nước châu Phi do sự bùng phát của loại vi rút Marburg gây chết người.
Theo thông báo, các nhà ngoại giao Thụy Sỹ đang duy trì liên lạc với cơ quan chức năng Myanmar về trường hợp một công dân nước này bị bắt giữ do làm phim về Phật giáo.
Con trai cựu thủ tướng Bangladesh Hasina cho biết bà sẽ về nước khi chính phủ lâm thời quyết định tổ chức bầu cử, nhưng không rõ bà có ra tranh cử hay không.
Hy vọng của Tổng thống Biden về việc tái lập liên minh từng đưa ông đến Nhà Trắng đang bị đe dọa khi phong trào phản đối chiến sự Gaza lan rộng.
Lebanon cấm hành khách mang bộ đàm và máy nhắn tin lên các chuyến bay đi từ sân bay Beirut, sau vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ngày 17-9.
Canada áp trừng phạt với 6 quan chức Nga sau cái chết của chính trị gia đối lập Navalny và kêu gọi Moskva điều tra minh bạch sự việc.
Ngày 23/6, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hối thúc dừng các cuộc tấn công vào thị trấn Enerhodar gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine.
Theo các nguồn tin vừa tiết lộ với báo Washington Post, Israel sẽ tấn công các địa điểm quân sự ở Iran thay vì cơ sở dầu mỏ hay hạt nhân.