Theo các nguồn tin vừa tiết lộ với báo Washington Post, Israel sẽ tấn công các địa điểm quân sự ở Iran thay vì cơ sở dầu mỏ hay hạt nhân.
Sáng 15-10 (theo giờ Việt Nam), báo Washington Post của Mỹ dẫn hai nguồn thạo tin tiết lộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa nói với chính quyền Tổng thống Joe Biden rằng, ông "sẵn sàng tấn công các cơ sở quân sự thay vì cơ sở hạt nhân hoặc dầu mỏ ở Iran".
Theo một quan chức Mỹ và một quan chức khác thông thạo vấn đề, khi ông Biden và ông Netanyahu nói chuyện với nhau hôm thứ tư (9-10), nhà lãnh đạo Israel cho biết ông đang có kế hoạch tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự ở Iran.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Israel sau hơn 7 tuần, trong bối cảnh mối quan hệ hai bên căng thẳng.
Quan chức thông thạo vấn đề cho biết cuộc tấn công của Israel vào Iran sẽ được thực hiện trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5-11 (còn cách khoảng 20 ngày nữa). Israel thực hiện cuộc tấn công này, bởi vì "việc thiếu hành động có thể bị Iran hiểu là dấu hiệu của sự yếu đuối" sau cuộc tấn công tên lửa vừa qua của Tehran.
Văn phòng thủ tướng Israel không trả lời khi được đề nghị bình luận về thông tin trên. Nhà Trắng cũng chưa phản hồi.
Nguồn tin cho biết hành động trả đũa của Israel sẽ được tính toán nhằm tránh bị hiểu là "can thiệp chính trị vào cuộc bầu cử Mỹ". Điều này cho thấy ông Netanyahu hiểu được rằng quy mô cuộc tấn công của Israel có khả năng định hình lại cuộc đua vào Nhà Trắng.
Các nhà phân tích chỉ ra nếu Israel tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Iran, điều đó có thể đẩy giá năng lượng tăng vọt. Trong khi đó, một cuộc tấn công vào chương trình nghiên cứu hạt nhân Iran có thể xóa bỏ mọi lằn ranh đỏ còn lại trong xung đột Israel - Iran, gây ra sự leo thang hơn nữa và có thể lôi kéo Mỹ can dự với vai trò quân sự trực tiếp hơn.
Do đó, việc Thủ tướng Netanyahu lên kế hoạch tấn công các địa điểm quân sự ở Iran, như Israel đã làm sau cuộc tấn công của Iran hồi tháng 4, đã làm cho Washington nhẹ nhõm.
Các nguồn tin đánh giá ông Netanyahu đã ở "vị trí ôn hòa hơn" trong cuộc thảo luận về vấn đề trên so với trước đây. Sự mềm mỏng trong lập trường của nhà lãnh đạo Israel đã tác động đến quyết định của ông Biden về việc gửi một hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh (hệ thống THAAD) đến Israel.
Tình hình căng thẳng ở Trung Đông đã trở nên nóng hơn sau khi Iran phóng khoảng 200 tên lửa các loại (gồm cả tên lửa siêu vượt âm) vào 3 căn cứ xung quanh Tel Aviv và những nơi khác của Israel hôm 1-10, khẳng định 90% "đã đánh trúng mục tiêu".
Đây là cuộc tấn công trực tiếp thứ hai của Iran vào Israel sau cuộc tấn công hồi tháng 4 năm nay. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau đó nói rằng Iran đã "phạm sai lầm lớn" và "sẽ phải trả giá". Nhà lãnh đạo Israel nói: "Bất kỳ ai tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ tấn công họ".
Ông Rasoul Sanaei-Rad - cố vấn chính trị của lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei - cảnh báo Tehran có thể thay đổi học thuyết hạt nhân nếu Israel tấn công các cơ sở nguyên tử của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Ông Trump dẫn trước bà Harris ở ba bang chiến trường Arizona, Georgia và Bắc Carolina, song cách biệt không quá lớn.
Thái tử Anh William nói đùa về việc bị hói sau khi được một nhóm trẻ em đề nghị tham gia dự án chọn lựa kiểu tóc.
Tình báo Ukraine khẳng định khoảng 11.000 binh sĩ Triều Tiên đang huấn luyện tại Nga và tham chiến tại Ukraine từ tháng 11 tới.
Có nhiều lý do để Thổ Nhĩ Kỳ ‘dịu giọng’ với Israrel và một trong những lý do đó là lợi ích kinh tế.
Quan chức Ukraine nói 40 tàu thuộc Hạm đội Biển Đen Nga, tương đương khoảng một nửa lực lượng, đã bị loại khỏi vòng chiến kể từ đầu xung đột.
Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange dự kiến được trở về quê nhà ở Úc sau khi nhận tội lấy và tiết lộ các tài liệu quốc phòng mật của Mỹ, theo thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ.
Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ đáp trả một cách công bằng đối với cuộc tấn công bằng tên lửa mới nhất của Nga vào Odessa. Trong khi đó, khu vực biên giới Nga liên tục bị tấn công.
Nga nói nhóm chuyên gia giám sát lệnh trừng phạt Triều Tiên đã mất đi tính khách quan và các cường quốc cần cách tiếp cận mới với Bình Nhưỡng.
Ông Tập cho hay Trung Quốc có thể tiếp tục gửi gấu trúc tới Mỹ, gọi chúng là 'phái viên' cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.